You are here

Blog của VietTuSaiGon

Đất nước thiếu vắng mục tiêu

Nghịch lý ở chỗ, đất nước càng nhiều tòa án thì bất công càng cao, càng nhiều nhà tù thì tội phạm càng manh động, bội phát, càng nhiều cơ sở tôn giáo thì niềm tin, tâm linh càng trở nên lu mờ, vô định, càng nhiều công an, cảnh sát thì kẻ trộm cướp cũng tăng tỉ lệ. Đó là một nghịch lý khôi hài của lịch sử mà Việt Nam đang trải qua. Sở dĩ mọi thứ đang trở nên tệ hại như hiện nay là vì ngay từ đầu, Việt Nam không có một mục tiêu vĩ mô rõ ràng, cụ thể cho tương lai.

Xin hãy yêu thương nhau!

Chọn một chế độ chưa hẳn là việc đúng – sai mà chọn một thái độ mới là vấn đề quyết định sống hay chết trong tương lai. Người Việt đã tự chọn cái chết cho mình? Người Việt đã tự chọn tương lai cho mình? Người Việt đã tự chọn sinh phần cho mình? Không! Hoàn toàn không nếu tính cho đến thời điểm này. Dường như người Việt, cả trí thức và người ít học, người lao động đều đã rất thụ động, nếu không muốn nói rằng người Việt chưa bao giờ hoặc quá hiếm người Việt đã lựa chọn thái độ sống nếu xét trên cục diện chính trị, quốc gia, dân tộc!

Trống đánh xuôi kén thổi ngược

Chưa bao giờ tình hình trở nên xấu như hiện tại. Xấu vì nhiều thứ: Đại dịch corona, chính sách nhà nước trong lúc dầu sôi lửa bỏng và lòng người trở nên thảm bại. Dường như có hai chiều đối lập nhau ngay lúc này, dù có nhắm mắt cũng nhìn thấy. Kiểu trống đánh xuôi kèn thổi ngược diễn ra giữa nhà nước với nhà nước, giữa nhà nước với nhân dân và giữa nhân dân với nhân dân.

Văn tế nghĩa sĩ Đồng Tâm

Trăm năm cui cút hồng trần

Nồi da xáo thịt một lần binh đao

 

Hồn hề hồn hề

Trời tháng chạp sương sa áo mỏng

Lúc canh ba gà gáy tuyền đài

Nước non nghe thổn thức dài

Lòng người nhuộm đỏ bi hài quê hương

Có những kẻ đầu đường xó chợ

Tắm sông đời một buổi phù vân

Có những kẻ chí cao phận mỏng

Cất tiếng gào đồng loại thâu canh

Có những bậc anh hùng bất khuất

Một lần đi thiên cổ lưu danh

Cách mạng cách mạng ruộng đất đấu tranh

Nghe lẽ phải bên kia tường chắn

Đồng Tâm, ván bài cuối của chế độ?

Nói như vậy không có hàm ý rằng đây là trận đánh cuối của chế độ Cộng sản và cơ hội tồn tại của họ chấm dứt sau vụ Đồng Tâm. Nhưng, có thể nói rằng vụ Đồng Tâm quá nhạy cảm và nó đã chạm vào tử huyệt của chế độ Cộng sản, hoặc là chế độ sẽ chấm dứt sau vụ Đồng Tâm, hoặc là Đồng Tâm sẽ chấm dứt và chế độ Cộng sản tồn tại theo cách của nó. Thật sự, cả chế độ Cộng sản và người dân Đồng Tâm đều không có lối thoát trong cuộc chơi này! Vì cả hai đều rơi vào trạng thái sinh tử đối đầu.

Vì sao gọi Đồng Tâm là tử huyệt của chế độ? Vì sao gọi đây là cuộc sinh tử đối đầu?

Tết

Tết Việt Nam buồn mà đẹp, dù là Tết thời chiến với xao xác tiếng gà tháng Chạp và canh khuya mang mang điệu buồn tản cư hay Tết thời bình người nhớ người vùi mình nơi biển cả hay bôn tẩu xứ người. Tết Việt Nam thơm tho mùi vạn thọ, cúc tần hay ngò cải đơm bông và giữa triệu triệu mùi hương ấy có hương hồn tổ tiên hiển hiện trong nét cười và cả lo toan con cháu. Tết Việt Nam ngày xưa có thêm mùi thuốc pháo và bây giờ những cành pháo bông trời đêm do ai đó lén lút đốt sáng làm phá vỡ không gian chứa đầy thanh âm giun dế.

Dân tộc sẽ đọa vì văn hóa ăn xin

Nói văn hóa ăn xin là không ngoa. Và văn hóa ăn xin không phải ở người dân, nó nằm trong hệ thống công quyền. Người dân có thể tay bị tay gậy ăn xin, bôi mặt đen, cầm đầu gà vừa ăn xin vừa trấn lột hoặc đi xin đểu ngoài công viên. Nhưng, những kiểu ăn xin này không có tính phổ quát, nó cũng không làm cho xã hội sa đọa. Ngược lại, kiểu ăn xin, hay nói khác đi là thứ văn hóa ăn xin rất đáng sợ của hệ thống công quyền mới đáng bàn.

Từ miếng thịt heo đến tư duy xã hội chủ nghĩa

Chuyện miếng thịt heo (lợn) khan hiếm hay thịt heo tăng giá vùn vụt ngày Tết mà lại nghĩ đến tư duy xã hội chủ nghĩa thì nghe có vẻ hơi khiên cưỡng, nhưng kì thực, vấn đề cũng quanh quẩn đâu đó chứ chẳng ở đâu xa. Việt Nam nào ở đâu xa/ Thịt heo lên giá ấy là Việt Nam. Cái vấn đề thịt heo lên giá nhìn từ bên ngoài nó là sự biến động thị trường do dịch tả gây ra. Nhưng nhìn sâu vào cả bên trong và nhìn rộng ra bên ngoài, nhìn cả châu Á thì chỉ có Việt Nam và Trung Quốc bị biến động giá thịt heo/lợn.

Nhớ Lộc Hưng mùa Giáng Sinh

Thời sinh viên của tôi gắn với Lộc Hưng, tôi và một vài người bạn đã thuê trọ ở đó gần nửa quãng thời gian học đại học. Hồi đó, vườn rau Lộc Hưng hoàn toàn chưa có nhà cửa, chỉ có rau và rau. Vườn Lộc Hưng nằm trước nhà thờ Lộc Hưng (Giáo xứ Lộc Hưng), rộng chừng vài chục hecta, được bao bọc bởi một con đường vòng cung nối Lý Thường Kiệt với Cách Mạng Tháng Tám. Có thể nói rằng cứ mỗi mùa Giáng Sinh, khu dân cư Lộc Hưng là khu đẹp nhất Sài Gòn, các con hẻm đều rtang trí đèn màu, đủ màu sắc.

Một đất nước trộm cắp

Một đất nước phát triển, không thể là một đất nước trộm cắp. Một đất nước có thể có nhiều nhà cao cửa rộng, có nhiều xe hơi xịn, có nhiều tàu thuyền và có nhiều phương tiện công, sân bay… Xét về mặt giàu có, có thể xem đó là quốc gia giàu có. Nhưng khi xét về vấn đề phát triển hay không, tất cả những dấu hiệu trên không đủ để đi đến kết luận đó là đất nước phát triển. Vì khái niệm phát triển bao gồm cả hữu hình và vô hình, gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Trong đó, giá trị tinh thần đóng vai trò nòng cốt, làm cái lõi của phát triển.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon