You are here

Blog của VietTuSaiGon

Một nền giáo dục tự sướng

Sau ba tháng chống dịch đạt hiệu quả, gần như cả hệ thống chính trị Việt Nam rơi vào tình trạng tự sướng và ốp đồng tập thể. Tự sướng đến độ ông Thủ tướng mạnh miệng tuyên bố “… nếu cây cột điện của Mỹ nó chạy được, nó sẽ chạy vào Việt Nam”. Chưa dừng ở việc nói bằng miệng mà đảng, chính phủ còn biến niềm tự sướng thành hành động cụ thể, đó là một lần nữa nêu cao công trạng của nhà nước, chính quyền và gieo vào các thế hệ tâm lý “mang ơn đảng, mang ơn chính phủ”. Đương nhiên, chuyện này đã diễn ra từ lâu, nhưng vấn đề là cường độ của nó tăng một cách đột ngột trong mùa hè này.

Chuyện giáo dục nhìn từ một tấm ảnh

Câu hỏi cốt lõi của giáo dục vẫn luôn xoay quanh vấn đề dạy ai, dạy cái gì, dạy để làm gì và con người sẽ về đâu sau khi học? Bởi nếu không nắm bắt được đối tượng thụ đắc giáo dục thì việc dạy sẽ bị thiên lệch, sẽ thiếu đi triết lý giáo dục và một khi không có triết lý giáo dục nghiêm túc thì người ta sẽ không biết dạy cái gì, dạy để làm gì và hệ quả là con người sẽ trở nên méo mó, hỏng hóc sau khi thụ đắc việc giáo dục.

Nỗi bất an Việt Nam

Trong thời gian qua, thế giới đang nóng lên, đang trở nên hỗn loạn và bất an bởi nhiều yếu tố, trong đó, Covid-19 và vấn đề chống phân biệt chủng tộc, hay nói khác đi là cuộc nổi dậy của người đa đen ở Hoa Kỳ và những biến đổi khí hậu, nguy cơ nhân họa ở Trung Quốc đã đẩy thế giới đến chỗ biến động một cách bất thường.

Lời phát biểu ngầm chứa văn hóa tham nhũng

Tại buổi tiếp xúc cử tri tại quận Cái Răng, Cần Thơ vào hôm nay, thứ Ba ngày 23 tháng 6, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói “Nâng máy xét nghiệm từ hai tỉ lên bảy tỉ là ăn quá dày, phải làm rõ vấn đề…”. Câu nói này, mới nghe thì cử tri sẽ vỗ tay và xem như họ thỏa lòng, giải tỏa được nỗi bức xúc bấy lâu nay. Nhưng thực ra, trong sâu xa vấn đề, cả người nói và người nghe (vỗ tay) đều có vấn đề trầm trọng, vô hình trung nó cho thấy một thứ văn hóa ngấm ngầm theo kiểu tảng băng trôi đang làm kẹt dòng chảy phát triển của Việt Nam – thứ văn hóa tham nhũng.

Chiến tranh thế giới bắt đầu từ đâu?

Một câu hỏi hơi quá khả năng trả lời của chính người đặt ra câu hỏi, bởi chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh thế giới là câu chuyện lắc léo chính trị, kinh tế, xã hội của cả đại cầu. Nhưng, trong thời đại công nghệ mạng bao phủ toàn cầu, vấn đề xã hội học lại chiếm vị trí hàng đầu trong các cuộc chiến tranh, xã hội học chi phối cả chính trị và kinh tế, thay vì trước đây kinh tế, chính trị chi phối xã hội. Có thể nói rằng nhân loại đang đứng rất gần bờ vực thế chiến và muốn thoát khỏi nó, không phải là những điều chỉnh chính trị hay những sách lược kinh tế nhằm vãn hồi tình thế.

Bóng ma Cộng sản trong những cuộc biểu tình Mỹ

Năm 2020, dù nhìn ở góc độ nào, soi dưới lăng kính nào thì cũng chỉ có thể nói rằng đây là một năm của biến cố, nhưng là biến cố do con người gây ra, có mức độ thiệt hại trầm trọng hơn gấp nhiều lần biến cố thiên nhiên. Bởi biến cố thiên nhiên có thể tạo ra một hoang địa, nhưng chỉ còn vài người sống sót thì hơi ấm tình người sưởi lấy họ để họ tiếp tục sống và sinh sôi. Nhưng biến cố do con người gây ra có mức độ thiệt hại và sát thương đến tàn khốc, bởi nó không chỉ sát thương thân thể, tàn phá đời sống mà nó sát thương tâm hồn và tàn phá trí tuệ, đẩy thế giới vào chỗ bi khốn.

Một đất nước xăm trổ

Trong vòng năm năm trở lại, trào lưu xăm trổ nở rộ, bùng phát đến độ nếu có một cuộc thống kê nghiêm túc, có thể nói rằng thợ xăm trổ Việt Nam đắt khách gấp nhiều lần so với các đồng nghiệp phương Tây và không chừng là nghề xăm trổ tại Việt Nam ăn nên làm ra vào bậc nhất thế giới. Có lẽ cũng do vậy mà hầu hết các thành phố du lịch Việt Nam đều có những cao thủ xăm trổ phương Tây sang đây làm ăn theo đường du lịch dài hạn, chẳng khác gì người Việt sang Mỹ du lịch dài hạng để kiếm việc làm thuê. Nhưng tại sao Việt Nam lại nở rộ trào lưu xăm trổ? Xăm trổ có tự bao giờ?

Cuối cùng, cúm Vũ Hán để lại gì?

Nước Mỹ đã mất hàng trăm ngàn nhân mạng, đã chi hàng tỉ USD để hỗ trợ người dân của họ và chi nhiều tỉ USD nữa để hỗ trợ các quốc gia khác.

Chính phủ Việt Nam đã chi 62 ngàn tỉ đồng cho người dân nhưng tiền vẫn đến nhỏ giọt với người dân, một số tỉnh vận động dân không nhận tiền hỗ trợ.

Giá xăng dầu và các mặt hàng rớt, giá vàng tăng.

Chứng khoán của một số quốc gia tuột dốc thê thảm.

Nền kinh tế của nhiều quốc gia đối mặt với cái chết lâm sàn.

Nền kinh tế mũi nhọn, tức ngành du lịch Việt Nam và mọi quốc gia đều đông cứng gần nửa năm nay.

Cơ hội sống sót…

Tưởng đây là câu hỏi thuộc về người rành rõi điều tra và hơn hết, đây phải là một câu hỏi dành cho chuyên gia thẩm vấn, điều tra án. Nhưng, nghiệt nỗi, tại Việt Nam, câu hỏi này không dành cho các chuyên gia đó. Hơn nữa, may lắm thì hiện tại mới có được số lượng tương đối ít ỏi các chuyên gia điều tra và những người có nghiệp vụ trong lực lượng công an đã phân bổ đều khắp các tỉnh thành. Nó khác với lực lượng trước đó, rặt những kẻ rúc rừng và có thành tích chiến đấu, một kiểu chuyên gia cầm dao mổ heo đi làm án. Nói một cách không ngoa là vậy!

Chung quanh chuyện giám đốc thẩm

Sáng ngày 06 tháng 5 năm 2020, Hồ Duy Hải được xét xử giám đốc thẩm, điều đó không có nghĩa là Hồ Duy Hải có thể hi vọng vào may mắn, vào công lý để thoát án tử. Và nếu như thoát được án tử, nghĩa là không có tội, Hồ Duy Hải sẽ được trả tự do ngay tức khắc và tòa án, ngành điều tra và viện kiểm sát liên đới sẽ xin lỗi, đền bù danh dự và đền bù vật chất cho Hồ Duy Hải. Vấn đề nằm ở chỗ này chứ không phải cán cân công lý hay ánh sáng lương tri. Bởi nếu xét theo cán cân công lý hay ánh sáng lương tri, Hồ Duy Hải đã được trả tự do từ lâu.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon