Cho đến lúc này, nhiều người cho rằng Đoàn Văn Báu là mật vụ có trách nhiệm áp giải Thầy Thích Minh Tuệ sang Ấn Độ, nhưng có vẻ như đây chỉ là một phần câu chuyện. Và sâu xa hơn, dường như có phần hiểu lệch vấn đề. Đương nhiên, Báu không thể tự ý “làm hộ pháp” cho Thầy Minh Tuệ nếu như không có một quyết định và sắc lệnh, chỉ định rõ ràng từ cơ quan an ninh cao cấp nhất. Nhưng, mục đích phía sau cái sắc lệnh này là gì?
Trong một videoclip đăng tải trên mạng xã hội, lúc Thầy Minh Tuệ chưa đi Ấn Độ, Báu đã thuyết trình, hùng biện để bảo vệ tấm bằng Tiến sĩ cho Thích Chân Quang (người mà Báu gọi là “thầy tôi”, “đại thiên tài”... hết lời ngợi ca!). Thế nhưng video clip của một học trò trung thành, hết lòng bảo vệ sư phụ như Báu cũng không cứu vãn nổi tình thế của sư phụ mình, khi mà cộng đồng mạng ngày càng phát hiện ra rất nhiều thứ tệ hại của Thích Chân Quang, khi mà uy tín của Thích Chân Quang cao đến mức 20 tháng 11 năm 2024, Quang trở về thăm trường cũ (Đại học Luật Hà Nội) thì các thầy cô của Quang trốn biệt hết!
Không bảo vệ được thầy, nhưng cũng không có nghĩa là quay xe với thầy, cho đến lúc này, có thể xem đây là đức tính tốt của Báu (nếu Báu thực sự là đệ tử của Quang!), tức một khi làm video-clip bảo vệ thầy không được thì thua keo này ta bày keo khác, ta phải bám lấy “thằng ba trợn” mà thầy mình lỡ đụng chạm để rồi mất toi đi mọi thứ.
Có thể khẳng định rằng khi Thầy Minh Tuệ chưa đi Ấn Độ, Báu chưa chắc là đối tượng lựa chọn của an ninh để cùng đi/áp giải Thầy Tuệ mà Giáp mới là người đáng nói. Nhưng giờ chưa phải lúc bàn về Giáp.
Về phía cơ quan an ninh, mọi chuyện đã đến lúc chịu hết nổi, nằm ngoài khả năng giám sát và quán xuyến của cơ quan an ninh nên mới có quyết định bắt cóc Thầy Minh Tuệ cùng đoàn hành giả ở Thừa Thiên Huế, sau đó phân tán, làm các thủ tục cần thiết để đẩy họ về với gia đình hoặc đẩy họ vào những góc khuất xã hội. Và, trong việc đẩy vào góc khuất, có những chiêu bài rất rõ. Ở đây, rõ ràng nhất là với Thầy Thích Minh Tuệ, họ dùng chính gia đình của Thầy để làm con tin đối với Thầy.
Việc để truyền thông đưa tin về gia đình Thầy Tuệ, sau đó thân phụ của Thầy phải nhập viện vì chịu không nổi lượng người tới lui quá đông, rồi các bào huynh, bào đệ của Thầy mở công ty lấy tên có liên quan đến pháp danh của Thầy... Mọi chuyện đều nằm trong kịch bản và đạo diễn của an ninh, một kịch bản chi tiết, tinh vi và hết sức kín kẽ.
Và mọi động tịnh bên ngoài, dường như đều nhắm vào Thầy Thích Minh Tuệ cho dù có chủ đích hay không chủ đích đều nằm trong kịch bản lớn. Ví dụ như vợ chồng bà Phương Hằng và ông Dũng Lò Vôi, hai người này không phải tự dưng lại có chuyện vợ lên mạng xã hội livestream chửi đổng Thầy Thích Minh Tuệ, sau đó đến ông Dũng Lò Vôi cũng lên mạng xã hội đá xéo Thầy Thích Minh Tuệ là “con vật” vì Thầy chọn đi tu, không thể chu cấp, phụng dưỡng cho cha mẹ.
Thử đưa ra một phép toán thương lượng, các bào đệ của Thầy nói rằng họ chỉ mượn cái tên có dính chút pháp danh của Thầy để làm ăn, nuôi cha mẹ thay thế Thầy, thì có vẻ như Thầy khó lòng chối cãi. Dẫu biết rằng một bậc xuất gia chân chính như Thầy sẽ không bao giờ bị những thị phi xã hội tác động. Nhưng đã đụng đến chuyện huyết thống và lòng hiếu thảo thì rất khó để ứng xử, phải nói là rất khó. Và, cũng từ chỗ này, rất có thể các bào đệ của Thầy cũng là người góp tiếng nói thúc đẩy Thầy đi nhanh đến lựa chọn xuất hành sang Ấn Độ (đương nhiên đây là giả định/giả thuyết, nhưng không phải không có lý). Và ai đã nhúng tay vào việc thành lập công ty? Đây là câu hỏi bỏ ngõ.
Về phía Đoàn Văn Báu, khi Thầy Minh Tuệ xuất hành, cũng là lúc Báu có thể tranh thủ thời cơ báo đáp ơn thầy (Thích Chân Quang, nếu có) của anh ta. Đương nhiên, để được tháp tùng Thầy Minh Tuệ, bản thân của Báu phải có một dự án rất rõ ràng với cơ quan an ninh, dự án đó như thế nào, được giải trình cụ thể và phân tích cái lợi, cái hại khi anh đi theo Thầy Minh Tuệ, anh sẽ được làm những gì, tuyệt đối không làm những gì, liên lạc với ai và mục đích cuối cùng của chuyến đi là gì?... Anh Báu đều phải giải trình một cách thuyết phục để được chọn.
Và, đến đây, lại có hai vấn đề phát sinh, người ta có quyền đặt câu hỏi về thân phận thực sự của Báu: Anh ta là đệ tử của Thích Chân Quang hay chỉ là cớm đeo bám những người có khả năng qui tụ đám đông? Nếu là cớm thì sao? Nếu là đệ tử thì sao?
Nếu là cớm, đương nhiên chức năng, sứ mệnh của Báu là phải “làm đệ tử thân tín” của bất kì ông sư nổi tiếng nào để thực hiện các kịch bản của cấp trên và biến người nổi tiếng đó thành một nhân vật trong vở kịch của mình. Như vậy, cả Thích Chân Quang và Thích Minh Tuệ đều là những vai diễn bắt buộc trong kịch bản của Báu. Có thể cả hai đều không biết hoặc có nhận ra nhưng không có đường lui trước anh ta.
Nhưng, sứ mệnh đeo bám Thích Chân Quang đã hết, bây giờ đến sứ mệnh, nhiệm vụ đeo bám Thích Minh Tuệ, thậm chí là giải quyết Thích Minh Tuệ nếu cảm thấy không đưa vào kịch bản của mình được. Và, mọi thứ đều có kịch bản trong kịch bản, phân cảnh rất rõ ràng, chi tiết, tinh vi.
Ngược lại, nếu là đệ tử của Thích Chân Quang, thì Báu chỉ thực hiện đúng một nhiệm vụ và sứ mệnh: Bằng mọi giá chứng minh rằng Thích Minh Tuệ không bằng Thích Chân Quang.
Nhưng, khả năng Báu là đệ tử trung thành của Thích Chân Quang là rất thấp. Ở đây, Báu phải làm việc lớn hơn như vậy nhiều. Video-clip mới nhất của Báu với đề xuất đầy “nhiệt tình và tâm huyết” rằng “Cơ quan nhà nước, cơ quan tôn giáo và giáo hội cũng nên xem tu Khổ hạnh là một hệ phái trong Phật Giáo và lấy tên là Hệ Phái Đầu Đà... giống như hệ phái Khất Sĩ... chẳng hạn”. Chỉ với một đề xuất nhỏ nhưng đầy tâm huyết, Báu đã cho thấy mình là ai và mục đích chính của Báu là gì.
Mới nghe thì rõ ràng Báu muốn cho Thầy Minh Tuệ được danh chính ngôn thuận, Báu muốn cho Thầy đi lại một cách tốt đẹp và “Tăng Đoàn” của Thầy không bị những chuyện khó dễ... Nhưng nghe kĩ, thì mục đích biến “Tăng Đoàn Đầu Đà” (cách đặt tên của Báu) trở thành con rối của giáo hội nhà nước, đặt dưới sự quản lý và giật dây của giáo hội nhà nước và cuối cùng, mọi giá trị có được, mọi điểm sáng trong Phật Giáo mới xuất hiện từ lúc Thầy Minh Tuệ xuất hiện sẽ nhanh chóng qui về một mối là giáo hội nhà nước.
Và không có gì đáng sợ cho người tu như Thầy Minh Tuệ hơn việc Thầy bỗng dưng bị khuất phục, bị trở thành một phần của giáo hội nhà nước và chấp thuận mọi qui chế của giáo hội nhà nước, mà nói chính xác hơn là mọi qui chế, yêu cầu và mệnh lệnh từ cơ quan tuyên giáo trung ương.
Ví dụ như chuyện gắn huân chương/huy chương hay huy hiệu gì đó vào ngày 22 tháng 12 năm nay do một sĩ quan quân đội đứng ra làm. Lúc này, do những ràng buộc nào đó mà Thầy phải chấp nhận gắn theo mệnh lệnh quân đội, trong khi đó, với bậc chân tu, việc xả bỏ mọi ràng buộc xã hội, trong đó có cả xả bỏ ràng buộc gia đình sẽ không cho phép người tu hành nhận bất kì danh hiệu hay huy hiệu nào từ các cơ quan, đoàn thể nhà nước. Thế mà Thầy vẫn chấp nhận để gắn lên y bá nạp (lần này Thầy mặc y bá nạp chứ không phải y phấn tảo như trước). Như vậy, dù muốn hay không muốn, lần này, Thầy phải chấp nhận, “thỏa hiệp” với một vấn đề mang tính xã hội.
Điều này có lẽ không làm suy suyễn, thay đổi con đường Thầy đi nhưng làm ảnh hưởng đến những xác tín về thầy trong dân gian không ít. Và Thầy đã không chấp nhận cầm cờ Việt Nam trong chuyến đi, nếu Thầy vì một lý do khó xử nào đó, cầm cờ nữa thì coi như bước đầu, Báu đã đạt được mục đích.
Nói cho cùng, đến lúc này, không thể nói rằng Đoàn Văn Báu chỉ là một người tháp tùng đoàn hành giả một cách ngẫu nhiên theo Duyên và hoàn toàn vô tư. Mà mọi thứ đã được sắp xếp trong một kịch bản hết sức cặn kẽ, tỉ mỉ. Trong đó, các thước phim độc quyền của Báu và Giáp cũng như các facebooker tại Việt Nam đưa tin, truyền lại và bình luận... Để đến điểm cuối là một cuốn phim tài liệu về Ngài Thích Minh Tuệ, trong đó xuất hiện lá cờ Việt Nam, và điểm cuối là giáo hội nhà nước trở thành điểm sáng, Việt Nam trở thành quốc gia điển hình trong “tự do tôn giáo” cũng như giáo hội Việt Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ thế giới, và nhiều chuyện khác nữa!
Đương nhiên chuyện này không phải cứ nghĩ ra kế hoạch và đặt quyết tâm là làm được. Bởi tự do tôn giáo không phải là vở kịch, càng không phải là một âm mưu! Và mọi thành tựu tôn giáo không bao giờ thuộc về kịch bản mà là một nỗ lực cá nhân, có tính độc sáng.
Bài bình luận gần đây