You are here

Blog của VietTuSaiGon

Biểu tình salon, chuyện sẽ đến đâu?

Hơn ba tuần nay, chuyện tàu Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính vẫn nóng hằng ngày, nhưng trong nước, câu chuyện có vẻ lắng xuống một cách dị thường. Mặc dù nhà cầm quyền đã tổ chức một vài cuộc biểu tình salon kiểu cùng nhau vào một khán phòng, hô hào, giương cờ xí, biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển Việt Nam, hoặc cho một nhóm đoàn viên mặc sắc phục cờ đỏ sao vàng lội ra biển chào cờ, khác chút nữa, đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xuống Kiên Giang tặng 10,000 lá cờ cho ngư dân… Và sẽ còn nhiều kịch bản mới.

Nhịn Trung Quốc vì hòa bình là một sách lược hay ảo giác?

Không riêng gì vấn đề bãi Tư Chính bị Trung Quốc gây hấn trong những ngày này, mà dường như từ những năm trước 1975, Cộng sản Việt Nam đã phân thành hai nhóm trong vấn đề quyết đánh hay chịu nhục trước kẻ xâm lăng Trung Quốc. Mà hình như từ thời xa xưa đã có những kẻ chủ hòa và những người chủ chiến. Trong vài ngày trở lại đây, lực lượng chủ hòa và chủ chiến hiện ra rất rõ, và không ngoại trừ xuất hiện lực lượng thứ ba! Vấn đề ở đây là giữa hòa và chiến cũng như các chủ trương của lực lượng thứ ba, đâu là ảo tưởng, đâu là thực tế? Chủ hòa sẽ đi đến đâu? Chủ chiến sẽ ra sao?

Đất nước như rắn mất đầu

Chuyện tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) vào ngày 3 tháng 7 đã đi vào vùng biển gần Bãi Tư Chính Việt Nam kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.

Việt Nam có phát triển hay không?

Đây là câu hỏi rất cũ cho đến lúc này và đương nhiên trả lời nó cũng không mang lại điều gì mới mẻ. Nhưng, vấn đề nằm ở chỗ, giả sử nhìn theo góc độ phát triển thì phát triển ra sao và ngược lại. Bởi hơn bao giờ hết, cũng chưa bao giờ thế hệ trẻ Việt Nam lại phải sống trong “tuổi trẻ hoang mang” như bây giờ.

Giám đốc nông nghiệp – con ma kinh tế

Việt Nam là một đất nước nghịch lý. Sự nghịch lý này này ăn dằm trong lịch sử, từ thời phong kiến cho đến bây giờ. Thời phong kiến, nhà Tây Sơn và nhiều nhà trước đó nổi dậy nhân danh nông dân nhưng chính họ là những kẻ bóc lột nông dân nặng nề nhất. Sự nghịch lý nằm trong cả người sống và người đã chết. Người chết cũng không được chết theo đúng di nguyện mà phải sống mãi trong sự nghiệp kiếm cơm của người sống bằng hóa chất.

Trí thức tàu hủ đá

Tàu hủ, còn gọi là đậu hủ hay tàu phớ là một loại sữa đậu nành cô đặc gần với đậu hủ miếng nhưng chưa đến nỗi đông đặc như đậu hủ, người ta thoa một ít thạch cao trên thành hủ và đổ thứ nước lỏng lỏng nấu từ đậu nành đó vào, đậy nắp, chừng 30 phút sau thì nó đông lại thành tàu phớ, tàu hủ. Người miền Nam ăn món này bằng cách múc ra, để nguội và cho đá vào, có người thêm nước cốt dừa.

Nhìn Hồng Kông rồi khóc cho Việt Nam

Cuộc Cách mạng dù do những sinh viên Hồng Kông thực hiện cách đầy chưa đầy nửa thập kỉ đã được tiếp nối bởi hàng triệu người Hồng Kông trong tuần qua. Cả hai cuộc xuống đường đều có chung mục tiêu: Phản đối các chính sách, tác động của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc lên vùng đất vốn dĩ quen với văn minh, năng động và dân chủ này. Kết quả có thể chưa biết bao giờ mới đạt được, nhưng với chiều hướng phát triển như đã thấy, có thể nói rằng Hồng Kông không hổ danh là một vùng đất tiến bộ, văn minh.

Nhìn thế cuộc, ngẫm lại mình…

 “Ngẫm lại mình”, xin giải thích chỗ này, “mình” xin hiểu là một đại từ chứ không phải cá nhân của người viết. Vì cá nhân người viết bé tẹo, chỉ là phần rất nhỏ của “mình”. Vấn đề ở đây là thế hệ của chúng tôi đã trải qua những biến cố mà có lẽ, ngẫm lại, thấy đau, ngẫm lại, thấy buồn, ngẫm lại, thấy hoang mang chẳng biết nói sao cho vừa, cho đủ…?! Một đất nước, một khu vực trải qua quá nhiều khói lửa, tang thương, biết nói sao cho đủ? Mà nói thì bắt đầu từ đâu, nói cái gì? Để làm gì?

Một kiểu tư duy bình dân hống hách

Đó lá kiểu tư duy rất quen thuộc trong thời đại bây giờ, mà cũng không chừng là từ thời đại xa xưa cũng đã có đối với người Việt. Bình dân nhưng hống hách. Muôn đời nuôi giữ cái nghèo trong tinh thần tự cao tự đại không ai giàu hơn ta. Muôn đời úp mở cái dốt với niềm kiêu hãnh ta là thiên tài, không chừng ta là rốn của vũ trụ. Gần đây, phản ứng của hành khách đối với hãng hàng không Vietjet Air và nhiều công ty, tập đoàn nửa nạc nửa mỡ lại càng cho thấy rõ hơn điều này.

Nhưng cũng xin nói qua, thế nào là hống hách và thế nào là công ty nửa nạc nửa mỡ?

Cao tốc Bắc – Nam, từ mâm thịt chó làng đến mâm chó khu vực

Chính trị Cộng sản là loại chính trị mâm thịt chó, điều này nhiều người đã nói, thậm chí nói nhiều. Nhưng, nói nhiều vẫn chưa đủ. Bởi kinh tế xã hội chủ nghĩa là kinh tế mâm thịt chó, bị chi phối bởi chính trị mâm thịt chó. Nhưng, vì sao lại không ví với mâm thịt dê hay thịt chồn, thịt nai, thịt chuột… và các loại thịt khác mà phải ví với mâm thịt chó? Và, tại sao lại nói thịt chó làng rồi thịt chó khu vực?

Từ chuyện thịt chó, và chỉ có thịt chó…

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon