You are here

Blog của VietTuSaiGon

Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam, ngẫm sự học và dạy xứ Việt

Tôi nhớ có lần tôi đi dự một hội nghị mừng 20 tháng 11 ở một xã vùng quê miền Trung Việt Nam. Mọi thứ trình diễn văn nghệ, tặng hoa, chúc tụng ì xèo nhưng không để lại ấn tượng nào, chỉ có câu phát biểu của ông Bí thư xã khiến tôi giật mình: “Kính thưa quý thầy cô, tôi biết hiện trạng giáo dục hiện nay mang rất nhiều tai tiếng, và điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quí thầy cô, mong quí thầy cô bình tâm mà làm việc, chuyên tâm mà dạy học, chúc quí thầy cô...”.

Chile, sự im lặng của báo chí trong nước, lợi bất cập hại với đương sự?!

Vụ vệ sĩ của Chủ tịch nước Lương Cường bị tống xuất ở Chile vì tội lạm dụng tình dục khiến cho các trang mạng xã hội dậy sóng, các trang truyền thông quốc tế cũng đưa tin rùm beng, thế nhưng báo chí trong nước lại im re, chưa thấy dòng tin nào.

Nghe thì có vẻ như đây là lối bưng bít thông tin điển hình của tuyên giáo, nhưng kì thực, về bản chất của báo chí, thì cách bưng bít như vậy chẳng tốt lành gì, nếu không muốn nói đây là đòn dội nước lạnh vào hòn than đỏ, và kết quả thì lửa tắt ngúm mà hòn than cũng vỡ nát.

Dân chủ ủy nhiệm

Mấy ngày nay cộng đồng mạng lùm xùm vụ một tù nhân lương tâm được cho là kiên cường nhất trong lịch sử đã “phản bội” lại những người yêu dân chủ vì ông ta dám ủng hộ Trump và ca ngợi Trump hết lời. Thú thực, khi đọc những comment sau status oán thán này, tôi không khỏi phì cười. Cười vì lẽ, cho đến lúc này, tâm lý “dân chủ ủy nhiệm” của người Việt không những không thuyên giảm mà có vẻ như còn nặng hơn trước.

Con ông cháu cha địa phương là điểm nghẽn thể chế TBT Tô Lâm muốn nói?!

Cho đến thời  điểm này, phải thực tâm mà nói, rất khó để hi vọng hay tin tưởng vào thế hệ lãnh đạo Cộng sản tương lai. Bởi thế hệ lãnh đạo tương lai là một thể hệ đỏ vô cảm và có năng lực thấp, vô cảm, ham hưởng thụ và hơn hết, họ không có lý tưởng như lớp cha anh của họ. Với đà này, dân tộc đứng trước nguy cơ tồn vong là chuyện rõ trước mắt.

Dân ta chống dân mình cứ như chống ngoại xâm

Chừng nửa tháng nay, cau lên giá, giá cau khá là cao (thực ra, giá cau đã cao rất lâu với mức giá từ 100,000 đồng đến 120,000 đồng mỗi ký lô. Nhưng đó là giá của thương lái mua của nhà buôn, còn với người nông dân, giá từ 60,000 đồng đến 70,000 đồng mỗi ký lô là mừng như mở cờ trong bụng rồi), người nông dân chưa kịp mừng vì điều này thì có hàng trăm mối lo, mà mối lo nào cũng đáng sợ, lo nạn trộm cau, lo Trung Quốc quay xe, lo nhà buôn chơi xỏ. Sao lại phải lo nhiều đến vậy?!

Nobel, may mắn hay lựa chọn?

Đương nhiên một nhà văn được nhận Nobel văn chương phải là một nhà văn tài năng thực sự, cộng thêm yếu tố may mắn và, đó là một lựa chọn, nhưng không phải là lựa chọn giải Nobel, bởi đây là lựa chọn bất khả thể. Nhưng nhìn chung tiến trình hình thành và trao giải, riêng ở Nobel văn chương, khi nhìn vào tiểu sử các tác giả, có thể khẳng định đó là một Lựa Chọn. Vấn đề lựa chọn ở đây nằm ở thái độ sống và cung cách sáng tạo.

Bê tông hóa tâm hồn

Có những chuyện chung quanh ta, rất gần, bước ra đường vài chục bước chân đã là chuyện kinh thiên động địa, nhưng hầu như ta ngỡ/thấy/cảm thấy nó bình thường, phải là chuyện ở nơi khác, chuyện gì khác, nghe giật gân kia mới kinh thiên động địa cơ! Chính vì cái “bình thường” này, cái “thấy” này mà hầu hết con người, khi nằm trong rọ rồi vẫn còn thấy mình tự do, thấy kẻ khác tù đày, chứ bản thân mình thì tự do, tự tại. Thử nhìn ra vài con đường bê tông ở bất cứ làng quê nào thì hiểu ra, chuyện không đơn giản chút nào.

Việt Nam đang ở đâu?

Đến thời điểm này, không cần phải hiểu câu hỏi này theo nghĩa hẹp, có nội dung giới hạn trong địa hạt chính trị nữa, mà phải hiểu rằng chính trị phổ quát đã chi phối toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của Việt Nam gần một thế kỉ nay. Cho đến lúc này, mọi ngóc ngách chân tơ kẽ tóc đều mang bóng dáng của nền chính trị Cộng sản. Và vấn đề cần đặt ra lúc này là đảng Cộng sản Việt Nam đang ở đâu? Việt Nam đang ở đâu trên tiến trình nhân loại?

Thiên tai còn dài, cá mập còn lượn

Cứ mỗi mùa thiên tai, bão lũ, là một mùa cá mập trùng vây. Cứu trợ, cứu trợ... điệp khúc ấy lặp đi lặp lại, cá mập cũng từ đó mà lớn khôn, mà ăn thịt đồng loại mãnh liệt, tinh ranh và ngọt bén. Và những con cá mập âý đã sinh con đẻ cái ngay trong lòng chế độ. Câu chuyện tưởng bỡn này đang diễn ra tại Việt Nam một cách khủng khiếp nhất tuy nhìn bề ngoài tưởng chừng bình yên và lương thiện.

Thư gửi miền Bắc!

Gửi đến miền Bắc thương yêu với tất cả tấm lòng của tôi!

Tôi còn nhớ những năm sau 1975, cha tôi đi vắng, mẹ tôi nói rằng cha sẽ đi rất lâu, chưa biết sống chết ra sao và cũng chưa biết bao giờ cha được về. Hai chữ “cải tạo” như một bóng ma ám ảnh lấy chúng tôi. Thế rồi cha về, cái địa danh Cổng Trời xa xôi nào đó làm tôi thấy sợ miền Bắc, điều đó như một thứ lực cản vô hình.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon