You are here

Blog của VietTuSaiGon

Chính sách phân biệt lý lịch đang giết chết dân tộc

Tại sao lúc này, hình ảnh công an trở nên xấu xa, tệ hại đến vậy? Từ việc bắt trộm dê, bắt cóc tống tiền, buôn lậu, buôn ma túy, đánh người, hành hung, giết người trong chốn tạm giam rồi tráo bằng cớ, ép cung, ăn vạ... tất cả có đủ. Vì đâu? Xin thưa, chính cái chủ trương xét lý lịch, hay nói khác đi là chính sách ưu tiên đỏ, chính sách lý lịch đang giết chết đảng Cộng sản, mà sâu xa hơn là đang giết chết dân tộc này.

Vì sao chính sách xét lý lịch giết chết đảng Cộng sản? Vì sao chính sách này giết chết dân tộc?

Ngủ không phải đóng cửa?!

Trong lịch sử, nước Việt cũng từng có một thời như thế, tối ngủ, người dân không cần đóng cửa, cũng chẳng phải rào giậu gì. Và hầu hết người ta nghĩ rằng, cho rằng đó là thời thanh bình, thịnh vượng của đất nước. Xin thưa, nhầm cái bé! Nói đâu cho xa, thời nhà Nguyễn, từ thyế kỉ 16 đến nửa đầu thế kỉ 20, có một quãng thời gian dài từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, nhà dân không cần đóng cửa khi ngủ. Kỳ thực giai đoạn này có thịnh vượng và yên bình hay không? Và lời kêu gọi của Bộ trưởng Công an Tô Lâm về việc “làm thế nào để nhà dân ngủ không cần đóng cửa” nên hiểu như thế nào?

Trưởng tộc hành chính

Chừng hai thập kỉ trở lại đây, Việt Nam có thêm một kiểu tổ chức dòng họ ngoài kiểu tổ chức truyền thống - Trưởng tộc - Trưởng tộc hành chính. Kiểu tổ chức Trưởng tộc hành chính này ra đời và song hành với Trưởng tộc, dần dà lấn sân và cho đến lúc này, dường như mọi Trưởng tộc đã nhuốm màu Trưởng tộc hành chính, và đây có thể được xem là chính sách chung của nhà cầm quyền, họ đã thành công. Thế nào là Trưởng tộc hành chính?

Một thế hệ bất ổn từ chủ nghĩa Lý Lịch

Nạn tham nhũng hoành hành và tàn phá nặng nề nhất lịch sử, có thể nói là bây giờ, bởi chưa bao giờ đất nước lại “như hôm nay”. Mà ghê gớm hơn, sự tàn phá này lại trở nên bình thường một cách bất bình thường, tức người ta không còn thấy mình tội lỗi, người  ta có thể ung dung mà lẫy Kiều hoặc bình thản nói vợ chuẩn bị tiền để nộp cho mình đi nghỉ mát trong... tù! Nhìn chung là một thế hệ quan lại Cộng sản hết sức bất ổn.

Đi tù như đi nhà nghỉ?!

Trần Văn Dự - cựu Phó cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A08) Bộ Công an, nói trước toà: "Tôi số đen, không may thì thôi trả lại cho Nhà nước cũng được, không sao cả". Ông cũng nói lại lời nói của ông với vợ: ""Em chuẩn bị ba tỷ và anh sẽ đi nghỉ dưỡng một thời gian rồi sẽ về". Trong nhiều diễn biến khác, trong đó có một vụ người chồng đến đón vợ ra khỏi trại tạm giam (mà lẽ ra cô này phải tiếp tục ra tòa và thụ án vì tội cầm cái lô đề có tổ chức), anh chồng cũng tuyên bố khi thấy vợ khóc sụt sịt vì được thả rằng “khóc chi mà khóc, vào đó cũng giống như đi nhà nghỉ thôi!”...

Chính sách công an trị, lợi bất cập hại

Khi anh giáo dục bằng bạo lực và đe nẹt, chắc chắn anh đã lấy dần đi tính người và quá trình giáo dục của anh sẽ sớm đẩy con người đi đến chỗ thú vật. Dạy người để thành một con thú, rất dễ một khi chọn bạo lực và cũng rất dễ bị chính con thú ấy quay lại cắn kẻ đã dạy nó. Bàn rộng ra, trong một xã hội dùng công an trị và biến mỗi công an trở thành một con thú giữ nhà của chế độ, sau đó biến nhân dân thành một bầy thú biết sợ hãi, đương nhiên chọn dùng bạo lực là một phép ưu tiên, và cái giá của việc biến nhân dân thành con thú là nguy cơ bị cắn tập thể rất cao.

Thuế phi nông nghiệp, thêm một cái tròng vào cổ dân

Nhớ có lần, trong một cuộc họp Quốc hội, một ông nghị nào đó đã rất nhiệt tình, hào hứng khuyên Nhà nước, Chính phủ nên tận thu nhân dân bằng chiêu thức vặt lông vịt, phải biết vặt từ từ để “nó khỏi kêu”. Và hình như, sau đợt bùng phát dịch, mặc dù phải trải qua rất nhiều tai tiếng, nghiệt nỗi miếng cũng thiếu mà tiếng cũng mang, ngân sách hạn hẹp, chính phủ tiến hành vặt lông, nhưng có vẻ như vặt không được êm và khéo cho lắm, nên mới vặt lông được vài con đã nghe kêu om sòm, kêu thất thanh...

Ba con dê bị mất từ một nền giáo dục trộm cắp

Những năm sinh viên, tôi và bạn bè gốc quê của mình đi làm thuê, thường thì đi theo nhóm, một nhóm chừng năm đứa, rủ nhau đi làm, có nhóm đi dạy thêm, có nhóm đi bồi bàn, có nhóm đi làm thêm những việc có tính chất “thợ đụng”, ai kêu gì làm nấy. Nhóm tôi ngoài việc đi dạy thêm còn đi bồi bàn trong những ngày cuối tuần mới đủ tiền thuê trọ, tiền ăn.

Làm gì có chính sách Đại đoàn kết dân tộc?!

Ông Nguyễn Phú Trọng không ngừng kêu gọi và đôn đốc thực hiện chính sách Đại đoàn kết dân tộc mọi lúc, mọi nơi. Thế nhưng câu chuyện lại tác động ngược, vì đâu?

Từ những năm giữa thập niên 1980 của thế kỉ trước đến nay, chính sách Hòa hợp hòa giải dân tộc và chính sách Đại đoàn kết dân tộc được nhắc tới nhiều nhất, thậm chí hao tiền tốn của cho quá trình thực thi chính sách này, nhưng hiệu quả thì hoàn toàn ngược lại. Vì sao có chuyện tréo ngoe như thế này?!

Những tiếng súng từ câu chuyện Nam tiến

Vụ Tin Lành Degar những năm 2001, 2004, 2008 và vụ mới đây nhất, nhiều người đồng bào thuộc tộc người thiểu số vũ trang tấn công làm chết nhiều cán bộ ở huyện Cư Kuin tỉnh Đắc Lăk, Tây Nguyên, rồi sau đó là các vụ bắt bớ hàng loạt những người đồng bào thiểu số vận áo quần rằn ri trên khắp mọi miền Việt Nam, nếu nhìn bề ngoài, đây là một cuộc truy lùng tôi phạm, nhưng nhìn sâu vào bản chất, đây là một cuộc Nam tiến hết sức khốc liệt của người miền Bắc và cũng là câu chuyện giữ đất một cách vô vọng của người bản địa Tây Nguyên, cụ thể ở đây là các tộc người thiểu số.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon