You are here

Blog của VietTuSaiGon

Chuyện tòa án xứ Việt

Câu chuyện chánh án Nguyễn Thị Kim Thư ở tỉnh Kon Tum bị trung ương kỉ luật vì lạm dụng quyền lực, chức vụ để bẻ lái một số bản án nhằm trục lợi là một câu chuyện mà nói theo ngôn ngữ thời nay là: “Xin lỗi, chuyện như cơm bữa, chuyện hằng ngày ở huyện”. Bởi tòa án Việt Nam sắm ra để làm gì ngoài việc cò cuốc kiếm ăn?!

Nói rằng tòa án ở Việt Nam sắm ra để lo việc cò cuốc, kiếm ăn, nghe có quá đáng lắm không? Xin thưa là hoàn toàn không, bởi cái cơ chế nó vậy và thân phận của tòa án cũng chẳng có gì cao quý hơn là đứa cò cuốc của chế độ.

Võ sĩ nào sẽ nhận đai Chủ tịch nước?

Hiện tại, đây là câu hỏi hết sức hóc búa nếu như xét theo đúng các tiêu chuẩn của đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra khi chọn một lãnh đạo đất nước. Mặc dù chức vụ Chủ tịch nước là một chức vụ có tính hình thức hơn so với Thủ tướng hoặc Tổng Bí thư, nhưng dù sao, đây cũng là chức vị mang tính đại diện, gương mặt quốc gia và là “nguyên thủ” xét theo lý tình hiện nay. Chính vì vậy, yêu cầu về đạo đức, phẩm chất của chức vụ này hết sức nghiêm ngặt (một phần vì cơ hội bước lên ghế Tổng Bí thư, phần khác vì tính bảo toàn uy tín của đảng Cộng sản).

Ô nhiễm Hà Nội, hiểu theo nghĩa nào?

Chỉ số ô nhiễm, hiểu theo nghĩa khoa học thuần túy, Hà Nội đạt vào mức báo động đỏ., nhưng nếu chỉ nhìn bề ngoài và đo bằng thước đo khoa học thuần túy sẽ không thấy hết bản chất của sự ô nhiễm. Vấn đề trầm trọng ở Hà Nội chính là ô nhiễm chính trị, khi cái chìa - ổ khóa chính trị được mở ra, thì mọi việc sẽ khác đi rất nhiều. Hay nói cách khác, ô nhiễm chính trị ở Hà Nội được biểu hiện qua ô nhiễm môi trường.

Phản ứng của người dân trước chuyện lãnh đạo mất ghế

Ông tôi kể rằng thời Việt Nam Cộng Hòa, mặc dù sau ba chương trình cải cách kinh tế - chính trị và văn hóa của Thủ tướng - Tổng thống Ngô Đình Diệm gồm Dinh Điền , Trù Mật và Ấp Chiến Lược đều thất bại, ông mang ít nhiều tai tiếng và nhất là bị thế lực thầy chùa Việt Cộng công kích, dẫn đến đảo chính 1963, cuộc đảo chính khiến cho hầu hết nhân dân đều thấy buồn và đau lòng. Thời Việt Nam Cộng Hòa, mỗi lần có chính biến là một lần dân thấy buồn và lo. Còn bây giờ, thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa, hình như vấn đề chính biến lại thành trò mua vui của người dân. Vì sao?

Chuyện lùm xùm thời mạt pháp

Gần đây, các vụ lùm xùm trong tôn giáo, đặc biệt Phật Giáo ngày càng nhiều, đầu tiên phải kể đến khá nhiều video clip của các thầy thuyết pháp nghe sặc mùi chính trị và có tính chất hù dọa, chiêu dụ mê tín để trục lợi, nổi trội trong nhóm này có lẽ là lời thuyết pháp của sư Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng, rồi sư Thích Chân Quang thuyết pháp giọng điệu nặng mùi chính trị và hù dọa...

Ngày Thầy Thuốc Việt Nam hay ngày Quuyền Lực Thầy Thuốc Việt Nam?!

Có một người bạn hỏi tôi: “Với văn hóa phong bì hiện tại, có cách nào để chấn chỉnh và làm sạch không?”. Tôi rất bất ngờ với câu hỏi này khi chị đặt nó vào tôi, bởi với một người trên răng dưới dép như tôi thì làm gì được mà hỏi với trả lời câu ấy! Bởi mọi thứ đã thành nếp, thành tư duy thì chấn chỉnh kiểu gì đây?

Sài Gòn mùa này cúng nhiều lắm!

Đó là lời của người bạn thân, một nhà thơ đương đại, một người trẻ nổi tiếng đang sống trên đất Sài Gòn. Mà đúng vậy, Sài Gòn mùa này cúng nhiều lắm, không như cách đây năm năm, mười năm, hai mươi năm và xa hơn thế. Một thành phố vốn dĩ được xem là trung tâm văn hóa, cái rốn văn minh của Việt Nam, thậm chí của khu vực, mệnh danh “hòn ngọc viễn đông” bỗng dưng trở thành cái ổ dị đoan, điều này do đâu mà ra?

Chung quanh chuyện giữ Tết - bỏ Tết

Trong vài năm trở lại đây, có nhiều người, trong đó, Giáo sư Nông nghiệp Võ Tòng Xuân là người kiên trì nhất, suốt mười ba năm kêu gọi bỏ Tết Việt, và một người nữa, bà Tiến sĩ Đoàn Hương, tuy không kêu gọi bỏ Tết Việt nhưng luôn đăng đàn tuyên bố “Tết không bao giờ ở trong nước, tìm một nơi nào đó thật xa Việt Nam” nhằm ám chỉ sự chán chường của bà với Tết. Và nhiều nhà văn, nghệ sĩ trong và ngoài nước công phá vào việc nấu bánh chưng, bánh tét (hồn Tết), nhấn mạnh rằng việc ấy vô bổ, chán chường...

Canh bạc Tết

Tết lại về, dù muốn hay không muốn, trái đất đủ vòng quay, lịch pháp đủ một cuốn và con người đủ trải bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông... Tết lại về!

“Tết về”, hai tiếng ấy như bừng tỉnh với người xa quê, suốt một năm dài bôn tẩu, biền biệt nơi xứ người. Và cứ đến cuối tháng Chạp, những chuyến xe, chuyến tàu, chuyến bay chất nặng tâm tình quê hương, chất nặng tâm trạng của người “qui cố hương”.

Chợ giáo dục Việt Nam

Một dân tộc tốt đẹp sẽ có một thể chế chính trị tốt đẹp với một nền giáo dục tốt đẹp tỏa ra mùi thơm của lòng cao thượng, lòng nhân ái, tính trung thực và sự minh tuệ của tri thức. Ngược lại, một quốc gia tệ hại, hỏng hóc thì không những giáo dục mất đi mùi thơm mà còn có thể bốc ra mùi xú khí, xú uế bởi lòng tham, sự dốt nát, tính ích kỉ và nhỏ nhen. Vậy giáo dục Việt Nam đang tỏa ra mùi gì?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon