You are here

Blog của NguyenTrangNhung

Ảnh của NguyenTrangNhung

Bạn có thể làm gì để góp phần ngăn chặn khủng hoảng khí hậu?

Hình: Một nút giao thông thường xuyên ô nhiễm tại Hà Nội (Nguồn: Tiền Phong)

Câu hỏi mà bài viết đặt ra không phải chỉ để cho vui, mà ngược lại, là một câu hỏi nghiêm túc.

Với một khủng hoảng ở cấp độ hành tinh như khủng hoảng khí hậu, hẳn nhiên, để giải quyết vấn đề một cách triệt để cần các giải pháp vĩ mô từ các chính phủ của các quốc gia.

Dù vậy, các giải pháp vi mô, mà nhỏ nhất là ở cấp độ cá nhân, không phải là không đáng nói.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Tuần hành khí hậu tại Việt Nam: Bị ngăn cản nhưng sẽ vẫn tiếp diễn?

Ngày 26/9, một trang event về Climate Strike tại Sài Gòn đăng thông báo hủy tuần hành, mà ban đầu được dự kiến vào chiều thứ Sáu, 27/9. Thông báo này cũng được đưa lên group Climate Strike HCM, điểm hội tụ của những người tham gia tuần hành khí hậu vào 22/9 vừa qua cùng những người quan tâm. 

Ảnh của NguyenTrangNhung

Người Việt trẻ và phong trào tuần hành khí hậu

Hình: Tuần hành khí hậu vào 22/9 tại Sài Gòn (Nguồn: FB Hong Hoang)

Vậy là Climate Strike đã "đến" Việt Nam. Và tuần hành khí hậu đầu tiên đã diễn ra vào Chủ Nhật vừa qua, 22/9, tại Sài Gòn.

Những người Việt Nam quan tâm tới biến đổi khí hậu cuối cùng có thể mỉm cười, hay ít ra là không còn băn khoăn rằng khi nào người Việt Nam sẽ hưởng ứng phong trào tuần hành khí hậu.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Khi GS. Ngô Bảo Châu nói về biến đổi khí hậu

Hình: GS. Ngô Bảo Châu (Nguồn: Internet)

Hơn 8 ngàn lượt thích và 1,5 ngàn lượt chia sẻ là lượng tương tác tính đến 6h20 PM ngày 22/9 giờ Việt Nam, chưa kể số comment, dành cho một status trên Facebook của GS. Ngô Bảo Châu vào khoảng 7h AM ngày 20/9 về sự nóng lên toàn cầu.[1]

Trong status này, GS. Châu dẫn một mô hình tính toán mới của một nhóm nhà khoa học Pháp, theo đó, nhiệt độ trung bình trên trái đất có thể tăng đến 7 độ C đến cuối thế kỷ 21.

Ảnh của NguyenTrangNhung

12/9: Xét xử vụ án Nguyễn Văn Thừa dâm ô trẻ em

Hình: Bị cáo Nguyễn Văn Thừa (Nguồn: Internet)

Sáng mai, 12/9, tại tòa án nhân dân TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sẽ diễn ra phiên tòa xét xử vụ án hình sự đối với Nguyễn Văn Thừa về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

Bị cáo Thừa sinh năm 1964, thường trú tại phường Mũi Né, bị truy tố về tội trên theo các điểm b (phạm tội 2 lần trở lên), c (đối với 2 người trở lên) khoản 2, Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015, với khung hình phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Vài giải pháp để phân cấp ngân sách hiệu quả

Như đã nêu trong bài 'Một số bất cập trong phân cấp ngân sách tại Việt Nam',[1] nhà nước phải có các giải pháp trước những hệ quả tiêu cực của chính sách phân cấp ngân sách hiện nay.

Các giải pháp như vậy đòi hỏi thay đổi tư duy về động cơ về khuyến khích và các tiêu chí của chính sách, và ứng dụng đúng đắn động cơ khuyến khích để thúc đẩy sự phát triển.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Một số bất cập trong phân cấp ngân sách tại Việt Nam

Nguồn: Thư viện Pháp luật (dựa trên Phụ lục 06, Nghị quyết 73/2018/QH14)

Chỉ 16 trong 63 tỉnh, thành trên cả nước phải đóng góp ngân sách về trung ương, còn lại 47 tỉnh vẫn được nhận trợ cấp ròng từ ngân sách trung ương, theo dự toán ngân sách 2019.[1] Cơ cấu này vẫn được duy trì như 1 năm trước.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Dalit – Tầng lớp đáy cùng trong chế độ đẳng cấp tại Ấn Độ

Hình: Người Dalit ở Ấn Độ (Nguồn: Nepal Times)

Vào ngày 17/1/2016, một nghiên cứu sinh tại Đại học Hyderabad bang Telangana, Ấn Độ đã treo cổ tự vẫn. Đó là Rohith Vernula, một Dalit, tức người đến từ tầng lớp thấp nhất trong chế độ đẳng cấp của đạo Hindu, sau Brahmin – tu sĩ, Kshatryia – nhà binh, Vaishya – nhà buôn, và Shudra – nông dân và thợ thuyền.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Vài suy nghĩ về phát ngôn gây bức xúc của Lưu Thiên Hương

Hình: Nhạc sĩ Lưu Thiên Hương cùng phát ngôn gây sốc của cô (Nguồn: thanhnien.vn)

Cách đây vài hôm, Lưu Thiên Hương đã làm nhiều người bức xúc sau một phát ngôn trên Facebook của cô về vụ bé trai 6 tuổi tại trường quốc tế Gateway tử vong.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Trường quốc tế là gì?

Hình: Trường quốc tế Gateway (Nguồn: Internet)

Câu hỏi này được người viết đặt ra sau vụ trường quốc tế Gateway, với những thông tin báo chí cho hay tên gọi 'quốc tế' là do trường tự đặt.[1]

Không có một câu trả lời rõ ràng và thống nhất cho câu hỏi này, tuy nhiên, ít nhất có một vài tiêu chí để phân định hay nhận diện một trường quốc tế.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của NguyenTrangNhung