You are here

Blog của NguyenTrangNhung

Ảnh của NguyenTrangNhung

Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra các cơn bão lớn 

Hình: Bão Florence ở Đại Tây Dương, nhìn từ Trạm Không gian Quốc tế, tháng 9/2018 (Nguồn: NASA, via Reuters)

Các cơn bão lớn, với độ mạnh từ cấp 3 trở lên, có nhiều khả năng xảy ra hơn khi nền nhiệt toàn cầu tăng. Đó là phát hiện của một nghiên cứu mới được công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Proceedings of the National Academy of Sciences), Mỹ, vào ngày 18/5.[1]

Ảnh của NguyenTrangNhung

Covid-19 liên quan đến chứng rối loạn mới ở trẻ em

Các bác sỹ ở Ý vừa qua đã cho thấy bằng chứng rõ ràng đầu tiên về mối liên hệ giữa Covid-19 và chứng rối loạn viêm (inflammatory disorder) hiếm gặp gây tử vong ở trẻ em.

Kawasaki, tên gọi của chứng rối loạn này, gây viêm mạch máu và đôi khi cả sưng tim. Nguyên nhân của bệnh chưa được biết, song các nghiên cứu cho thấy nó được dẫn đến từ phản ứng viêm sau nhiễm trùng.[1]

Sau các ca đầu tiên được báo cáo ở Anh, chứng rối loạn này được phát hiện ở trẻ em tại nhiều nước khác trên thế giới, bao gồm Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Thụy Sĩ.[2] 

Ảnh của NguyenTrangNhung

Đừng để công lý biểu tượng làm chúng ta sao lãng

Hình: Một trong ba mẫu phác thảo biểu tượng công lý Lý Thái Tông (Nguồn: Internet)

VnExpress, qua một thăm dò ý kiến bạn đọc về việc tòa án nhân dân tối cao dự kiến dựng tượng vua Lý Thái Tông làm biểu tượng xét xử, đã thu về 26% ý kiến đồng ý và 74% ý kiến không đồng ý.[1]

Số lượt bình chọn cho thăm dò này là hơn 10500, tính đến 6 giờ chiều ngày 30/4 theo giờ Việt Nam.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Hãy thôi gọi 30/4 là ngày giải phóng

Hình: Xe tăng của lính miền Bắc tiến vào dinh Độc Lập, ngày 30/4/1975 (Nguồn: Internet)

Ngày giải phóng là tên gọi mà chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc dùng để chỉ 30/4, khi giành được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam và thống nhất hai miền đất nước.

Từ góc nhìn của Việt Nam Cộng hòa, 30/4 không những không là ngày giải phóng mà là ngày quốc hận hay ngày tháng Tư đen.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Nghiên cứu mới cho thấy nCoV có thể lây truyền trong không khí trong 16 giờ

Hình: Minh họa nCoV (Nguồn: Internet)

Một nghiên cứu được công bố vào ngày 18/4 trên medRxiv.org (nơi lưu trữ trực tuyến các nghiên cứu y khoa), cho thấy nCoV, hay SARS-CoV-2, có thể lây truyền trong không khí trong 16 giờ.[1] 

Nghiên cứu – chưa được bình duyệt – được thực hiện tại 4 phòng thí nghiệm của Mỹ, tại Đại học Tulane, Cơ sở Nghiên cứu Tổng hợp Viện Y tế Quốc gia, Viện Y học Quân đội Hoa Kỳ và Đại học Pittsburgh. 

Ảnh của NguyenTrangNhung

Ô nhiễm không khí liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều ở những người nhiễm Covid-19

Hình: Sương mù tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ, ngày 14/8/2019 (Nguồn: EPA, Shutterstock)

Những người nhiễm Covid-19 ở các vùng có không khí ô nhiễm có khả năng tử vong cao hơn nhiều so với những người nhiễm Covid-19 ở các vùng có không khí trong lành.

Đó là phát hiện từ nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học tại Trường Y tế Công cộng TH Chan, Đại học Harvard được công bố vào đầu tháng 4 và được cập nhật vào ngày 24/4 vừa qua.[1] 

Ảnh của NguyenTrangNhung

Các nhà khoa học bất đồng về nguy cơ nCoV lây truyền trong không khí

Hình: Minh họa nCoV (Nguồn: Internet)

Cho đến nay, ngoài các con đường lây truyền được thừa nhận của nCoV, một con đường còn gây tranh cãi là con đường lây truyền qua không khí. 

Lây truyền qua không khí còn được gọi là lây truyền qua aerosol hay sol khí, và sol khí ở đây là các hạt lơ lửng trong không khí được hình thành từ các giọt hô hấp với kích thước đủ nhỏ đã bay hơi. 

Ảnh của NguyenTrangNhung

Vài suy nghĩ về tự do trong đại dịch

Hình: Hai người phụ nữ giữ khoảng cách khi trò chuyện tại một công viên ở Anh, ngày 19/3/2020 (Nguồn: OLI SCARFF/AFP. Getty Images)

Tự do vẫn thường được giới đấu tranh dân chủ Việt Nam hiểu và truyền đạt ở khía cạnh được làm gì, mà ít khi được họ hiểu và truyền đạt ở khía cạnh khác, không kém phần quan trọng, là với giới hạn gì.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Covid-19 có thể dẫn đến các vấn đề về tim

Hình (minh họa): Tìm và Covid-19 (Nguồn: Internet)

Covid-19 đã được biết là có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp, làm tổn thương phổi, và với những ca nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Các tác động khác của Covid-19, trong đó có tác động về tim mạch, còn ít được biết.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Đài Loan, hình mẫu chiến đấu với Covid-19

Hình: Các binh sĩ trong bộ đồ bảo hộ khử trùng thang lên máy bay sau khi một chiếc máy bay của China Eastern Airlines hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đào Viên ở thành phố Đào Viên, Đài Loan, ngày 11/3 (Nguồn: Bộ Quốc Phòng/EPA)

Hãng tin ABC News của Mỹ gần đây có bài viết với tựa đề 'Đài Loan làm hình mẫu cho thế giới về cách chiến đấu với virus corona' ('Taiwan sets example for world on how to fight coronavirus').[1]

Trang

Subscribe to RSS - Blog của NguyenTrangNhung