You are here

Blog của NguyenTrangNhung

Ảnh của NguyenTrangNhung

Lý lẽ nào bảo vệ cho bác sỹ Hoàng Công Lương?

Ngày 30/1 vừa qua, tòa án nhân dân (TAND) Hòa Bình đã tuyên án cho 7 bị cáo trong vụ án chạy thận làm 9 người chết ở bệnh viện đa khoa Hòa Bình, trong đó, BS Hoàng Công Lương, người được dư luận quan tâm nhất, bị tuyên án 42 tháng tù với tội vô ý làm chết người, theo Khoản 2, Điều 98 Bộ luật Hình sự 1999 (có hiệu lực vào thời điểm vụ án xảy ra).

Hình: BS Hoàng Công Lương (Nguồn: Internet)

Ảnh của NguyenTrangNhung

Từ Venezuela đến Việt Nam: Sự chuẩn bị nào cho dân chủ?

Những ngày gần đây, tin tức về cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela thu hút sự quan tâm của thế giới. Theo dõi tình hình quốc gia Nam Mỹ này, một bộ phận người Việt Nam không khỏi háo hức và hi vọng vào sự chuyển đổi chế độ chính trị từ độc tài sang dân chủ tại đất nước mình trong tương lai không xa.

Hi vọng ấy có lẽ xuất phát từ một điều giản đơn rằng chế độ độc tài nào rồi cũng sụp đổ. Có lẽ điều giản đơn này đúng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là thời điểm sụp đổ của một chế độ độc tài, và điều quan trọng hơn nữa là sự chuẩn bị của cả xã hội cho sự chuyển đổi đó.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Tưởng Kinh Quốc và sự mở đường cho tiến trình dân chủ Đài Loan

(Bài viết nhân ngày mất của Tưởng Kinh Quốc, 13/1/1988 – 13/1/2019)

Tháng 3 năm 1978, Tưởng Kinh Quốc, con trai của Tưởng Giới Thạch và lúc đó là thủ tướng của Trung Hoa Dân Quốc được Quốc hội bầu làm tổng thống. Ông tại vị cho đến năm 1988, với 2 nhiệm kỳ kéo dài 10 năm.

Hình: Tưởng Kinh Quốc (trái) và Tưởng Giới Thạch (Nguồn: Internet)

Ảnh của NguyenTrangNhung

Việt Nam đứng thứ 139/167 về chỉ số dân chủ 2018

Democracy Index (DI), chỉ số dân chủ, là một thước đo về mức độ dân chủ của các quốc gia trên thế giới, được khảo sát và tổng hợp bởi Economist Intelligence Unit (EIU), một bộ phận của The Economist Group của Anh.

EUI lần đầu đo đạc DI vào năm 2006, thông qua các khảo sát tại 165 quốc gia và 2 vùng lãnh thổ. Các lần tiếp theo là vào các năm 2008 và liên tục từ 2010 đến nay (không có các năm 2007 và 2009).

DI được tính theo 5 chỉ số thành phần:

I1: Quy trình bầu cử và sự đa nguyên (Electoral process and pluralism)

Ảnh của NguyenTrangNhung

Chàng Democracy

Dân chủ, như một thể chế, là cách thức tổ chức xã hội mà ở đó người dân làm chủ đất nước bằng cách ra quyết định, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua đại diện), về các vấn đề của đất nước. Trong trường hợp trực tiếp, ta có dân chủ trực tiếp. Trong trường hợp gián tiếp, ta có dân chủ gián tiếp hay dân chủ đại diện. 

Phát biểu trên đây về dân chủ mới chỉ dừng lại ở mặt hình thức của nó. Dân chủ về mặt bản chất, tức người dân thực sự làm chủ, bao hàm làm chủ hiệu quả, đòi hỏi một số đặc điểm. Các đặc điểm này làm nên dân chủ như một (hay một hệ) giá trị.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Từ hiện tượng H’Hen Niê nghĩ về sự độc đáo

H’Hen Niê, nhan sắc Việt Nam lọt vào Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ 2018 đã trở thành điểm nhấn của truyền thông trong nửa tháng qua. Cho đến hôm nay, dư âm về kỳ tích của cô vẫn còn đậm nét. Mới hôm 28/12, nhiều trang báo Việt Nam đã đăng tải những lời có cánh của một số trang báo nước ngoài dành cho cô. Trong những ngày trước đó, tin tức về cô càng được truyền thông khai thác triệt để. Chưa khi nào nhan sắc Việt Nam lại khiến truyền thông phấn khích đến thế. 

Ảnh của NguyenTrangNhung

Luật cấm phá thai từ góc nhìn lập pháp

Theo dõi các cuộc tranh luận xoay quanh chủ đề phá thai và luật cấm phá thai được châm ngòi từ chiến dịch "Mẹ ơi. Đừng giết con!",[1] tôi thấy rằng hầu hết những người ủng hộ luật cấm phá thai sở dĩ ủng hộ luật này đơn thuần vì cho rằng thai nhi có quyền sống và phá thai là tội ác.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Chính quyền ngăn cản Hội thảo xã hội dân sự thường niên lần 3

Sáng ngày 19/12, hội thảo "Vai trò của các tổ chức xã hội, nhà nước và các bên liên quan trong cung cấp và giám sát dịch vụ công" đã diễn ra tại khách sạn Hanoi Club, 76 Yên Phụ, Hà Nội. Đây là hội thảo thường niên lần 3 của các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm nhiều tổ chức xã hội dân sự có đăng ký, tại Việt Nam.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Phá thai: Nên hay không nên cấm?

Đầu tháng 12 vừa qua, chiến dịch "Mẹ ơi. Đừng giết con!" được công bố bởi 2 người sáng lập là Lê Hoàng Thạch và Lê Huỳnh Hà.[1] Chiến dịch nhằm thu thập 100 ngàn chữ ký cho kiến nghị ban hành luật cấm phá thai tại Việt Nam, đồng thời, thúc đẩy nhận thức của mọi người trong việc bảo vệ mạng sống của các thai nhi.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Lý Quang Diệu và chính sách song ngữ

Trở thành một quốc gia độc lập vào tháng 8 năm 1965, Singapore khi ấy đối mặt với nhiều vấn đề chính sách, trong đó có vấn đề ngôn ngữ. Trên vùng đất nhỏ bé này, người Malay, người Hoa, người Ấn và một số sắc tộc khác cùng sinh sống và có tiếng nói riêng. Dưới thời thuộc địa, các sắc tộc được tự do sử dụng ngôn ngữ theo lựa chọn của họ, mà theo lẽ thường là sắc tộc nào sử dụng tiếng mẹ đẻ của sắc tộc ấy (chủ yếu là tiếng Malay của người Malay, tiếng Hoa của người Hoa và tiếng Tamil của người Ấn).

Trang

Subscribe to RSS - Blog của NguyenTrangNhung