Những kẻ ngáo Đảng

Thời đại nào cũng có những kẻ ngáo, nhưng trong thời bình yên, con người điềm tĩnh và bớt ngáo, thậm chí ít, hết ngáo so với thời tao loạn. Đừng hiểu rằng tao loạn là chiến tranh, là đâm chém, bắn giết... Bởi đó chỉ là một phần của tao loạn, thứ tao loạn trong tâm hồn mới đáng sợ, và khi nó biểu hiện ra bên ngoài, tức là nó đã bớt đáng sợ, khi nó còn nung nén ở dạng ngáo, đó là lúc khó lường nhất. Thời bây giờ, loại ngáo đá đầy đường, nhưng ngáo đảng cũng đầy đường.

Ngáo đá ưa ngọt, ngáo đảng ưa đỏ. Ngáo đá phê ma túy, ngáo đảng phê lòi Mác Lê, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chó hùa - Chuyện đời nay (phần 2)

"Chó hùa" - Chuyện Đời Nay
 
Ngót nghét 70 năm từ thuở đó, thói tánh này không hề "nguôi ngoai" chút nào với bản chất lưu manh - côn đồ, vốn có của dòng máu "dân đói thì đói nhưng nghe nói cướp chính quyền thì đi ngay”.
 

Chó hùa - Chuyện đời nay (phần 1)

"Chó hùa" - Chuyện Đời Xưa
 
Trương Vĩnh Ký (Petrus Ký) sanh tại Vĩnh Long vào năm 1837 và mất năm 1898, thọ 62 tuổi. Có thể gọi ông Petrus Ký là ông Tổ của nghề báo tại Việt Nam, với tờ Gia Định Báo phát hành ngày 18/4/1865 (cách đây tròm trèm 160 năm) tại Sài Gòn và là tờ báo đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ.
 

Lời hăm dọa trong đầu năm học mới

Tháng Chín, mùa nhập học ở Việt Nam. Nhiều tờ báo ở Việt Nam - vẫn trung thành với đường lối sợi chỉ đỏ xuyên suốt - lại mở chiến dịch tấn công phương Tây với chủ đề mập mờ là trẻ em ở các nước đó, luôn khốn khổ vì tiền ăn học. Cách trình bày thì khang khác, nhưng nội dung chung vẫn một giọng.

Ảnh của nguyenhuuvinh

CỨ TƯỞNG CÓ KHÁ HƠN

Lại vẫn “Còn đảng, còn mình”

Mới đây, khi vào Tp Hồ Chí Minh để trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân lần thứ 2 cho Công An ở đây, Tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Tô Lâm đã phát biểu một bài dài.

Vẫn như thường lệ, vẫn là những lời lẽ ba hoa bốc phét về thành tích, về nhiệm vụ, về những thứ mà chỉ tồn tại trên giấy tờ của nhà nước về ngành công an mà thiếu đi thực tế là những gì mà người dân đang chịu đựng, đang suy nghĩ, đang mong muốn ở ngành công an, khi mà cứ nghe nói đến Công an là người dân không giấu nỗi sợ hãi của mình.

Ảnh của Gió Bấc

Đại học Fulbright, cờ vàng: Ai rải đinh trên đường Tô Lâm sang Mỹ?

 

 

 

Gần đây, “cộng đồng mạng” bùng lên hai cuộc chiến chụp mũ đại học Fulbright và phong sát, truy sát các nghệ sĩ từng dính vào khung hình hát có cờ vàng dù cờ vàng.

Ảnh của nguyenhuuvinh

CỜ VÀNG: NỖI ÁM ẢNH VÀ SỰ NHỎ NHEN

Nỗi ám ảnh không nguôi

Có lẽ, sau cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào 30/4/175, mối quan hệ giữa người Việt Nam không cộng sản và người Cộng sản Việt Nam bị chi phối và ảnh hưởng nhiều nhất, ngăn trở lớn nhất đến cái gọi là “Hòa giải, hòa hợp dân tộc” mà người Cộng sản luôn hò hét, đó là lá cờ. Trực tiếp ở đây là giữa lá cờ vàng với ba sọc đỏ mà chế độ Việt Nam Cộng hòa lấy làm quốc kỳ và lá cờ đỏ sao vàng mà chế độ Cộng sản miền Bắc đã dùng cho đến nay.

Dưới bóng cờ

Người ta dạy rằng lá cờ là đại diện cho hình ảnh tổ quốc, và mỗi con người có một tổ quốc thiêng liêng của mình, có một bóng cờ, có một màu da, có một giọng nói và có một lý tưởng để tôn thờ. Và, sự tôn thờ lý tưởng dưới bóng cờ của mỗi người là quyền bất khả xâm phạm, quyền tự do và là quyền độc lập tối thượng. Điều đó cũng giống như tình yêu, bạn có quyền tôn thờ một hình ảnh, một tình yêu trong cuộc đời và điều ấy không liên quan đến hôn nhân cũng như điều ấy không liên quan đến việc sau này bạn yêu ai, làm gì. Bởi đó là tự do cá nhân, là văn minh và văn hóa.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS