Ảnh của nguyenvandai

Một góc nhìn khác về cái gọi là “Cách mạng tháng Tám năm 1945.”

Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp chiếm toàn bộ Đông dương, rồi sau đó tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam.

Ngày 11 tháng 3 năm 1945, Vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập.

Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Chính phủ của giáo sư Trần Trọng Kim được thành lập và được Vua Bảo Đại phê chuẩn ngay sau đó. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, thống nhất và ra mắt quốc dân vào ngày 19 tháng 4 năm 1945.

Ảnh của nguyenvubinh

Việt Nam thay đổi chiến lược điều trị covid-19, tại sao không thay đổi chiến lược chống dịch?

     Ngày 13/8 vừa qua, cục trưởng cục khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết, bộ Y tế thay đổi chiến lược điều trị bệnh nhân covid-19 do số bệnh nhân tăng nhanh và số lượng lớn. Đó là tất cả các bệnh viện đều tham gia chữa trị Covid, và thí điểm chữa trị F0 tại nhà. Ông Khuê cho rằng: “với sự lây lan nhanh của biến chủng Delta, số lượng ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh tạo áp lực cho các cơ sở điều trị. Phân tích dịch tễ, ca bệnh lâm sàng, 80% người bệnh không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ. 20% có biểu hiện vừa, trung bình, trong số này có 5% nặng, 0,5-1% diễn biến nguy kịch.

Ảnh của songchi

Việt Nam Cộng Hòa hôm qua, Afghanistan hôm nay

Song Chi.

Trước đây chỉ một vài tuần thôi, một số nhà bình luận chính trị quốc tế dự đoán rằng Taliban có thể sẽ chiếm được thủ đô Kabul của Afghanistan trong vòng 6 tháng đến 1 năm, bây giờ khi Taliban đã chiếm thêm được một số vùng lãnh thổ, trong đó có Kandahar và Herat, thành phố lớn thứ hai và thứ ba của Afghanistan và đã kiểm soát hơn hai phần ba đất nước, thì một số người dự đoán thời hạn đó có thể chỉ còn 90 ngày, rồi 30 ngày, và cuối cùng là không biết liệu thủ đô Kabul có còn an toàn cho tới ngày 31.8 hay không!

Chuyện cô giáo Trần Thị Thơ bị sa thải

Cô giáo Trần Thị Thơ - Giảng viên trường đại học Duy Tân bày tỏ sự phẫn nộ về dịch virus Tàu Cộng đang hoành hành dữ dội trên toàn cõi Việt Nam với cách chống dịch tỏ ra kém hiệu quả của nhà cầm quyền CSVN,  bị báo Công An Nhân Dân [*] ra ngày 9 tháng Tám năm 2021 gọi là "phát ngôn gây sốc", về việc cô Thơ trần tình trong giờ giảng bài với lớp học: "Có dân nước nào chạy 1.500 cây số để về quê. Như vậy là hệ thống an sinh xã hội của chúng ta quá kém đúng không? Cô cảm thấy rất nhục nhã về điều đó".
 

Những vết cắt không tuôn máu

Bạn có biết rằng một vết cắt từ cạnh của một tờ giấy mỏng, sẽ gây đau đớn và dai dẳng hơn khi bị đứt tay bằng dao không? Các nhà khoa học cũng ngạc nhiên về điều đó và bỏ công ra tìm hiểu. Rốt cuộc, người ta tìm thấy lý do là dù vết thương do giấy cắt nhìn đơn giản, nhưng thật ra giấy lại có độ linh hoạt, mềm mỏng hơn, nên vết thương nhỏ nhưng trải rộng hơn. Nhìn dưới kính hiển vi, cạnh răng cưa của tờ giấy vết thương từ giấy sẽ làm vết thương rách nát. Nó hành hạ các đầu dây thần kinh ở tay, ngón tay nhiều hơn, lâu và khó lành.

Ảnh của Gió Bấc

Nén hương tiễn anh Lê Văn Chín chết non!

“Bó đuốc sống” Lê Văn Tám hơn 70 năm qua vẫn lừng lửng ngự trị trong sách giáo khoa, trên công viên, trường học, cổ xúy cho việc lấy thân xác trẻ em làm vũ khí khủng bố. Nhân mùa Covid, truyền nhân Lê Văn Tám đã ra mắt, rút ống thở của cha mẹ già nhường cho một sản phụ sinh đôi. Thương thay, chỉ sau đêm 7-8 anh hùng Lê Văn Chín đã bị cộng đồng mạng bóc mẻ, chết non chưa kịp dựng tượng đài, ra bài hát, đưa vào sách giáo khoa, đặt tên đường phố, .

Ảnh của NguyenTrangNhung

Câu chuyện của bác sỹ Khoa dưới góc nhìn của thuyết vị lợi

Câu chuyện về bác sỹ Khoa, người lựa chọn hi sinh tính mạng của bậc sinh thành để cứu sống sản phụ song sinh đã lan truyền mạnh mẽ và làm chấn động mạng xã hội ngày 7/8 vừa qua.

Dưới ngòi bút của các KOL (key opinion leader), như Nguyễn Đức Hiển và Hoàng Nguyên Vũ, câu chuyện gốc thiếu rõ ràng từ status trên Facebook của bác sỹ Khoa (và có lẽ cả một vài nguồn khác) trở thành một câu chuyện rõ nét và mang nhiều xúc cảm.

Câu chuyện đã khơi gợi lòng trắc ẩn, đồng cảm từ rất nhiều người, và nhân vật chính – bác sỹ Khoa – đối với họ, đáng được thán phục, ngưỡng mộ và tôn vinh.

Chắc chắn sẽ tìm ra "bác sĩ Khoa"

Một bác sĩ với tên gọi là Khoa loan báo trên facebook, chấp nhận thí mạng cha mẹ của mình bằng cách rút ống thở để cứu sản phụ mang song thai, kiến dư luận phẫn nộ chưa từng thấy trong những ngày này. Sự phẫn nộ chen lẫn chê bai, mỉa mai còn được đẩy lên dữ dội, bởi sự tiếp tay của những nhà báo tên tuổi như Nguyễn Đức Hiển, Hoàng Nguyên Vũ, Nguyễn Công Khế... với hàng ngàn chia sẻ và phản hồi tung hô vị bác sĩ tào lao nói trên như vị cứu tinh, "tự nhiên" xuất hiện sáng lòa giữa giờ tuyệt vọng về nhân cách suy đồi và rệu rã hàng chục năm qua tại Việt Nam.
 

Nghe lời cao cả, sao chỉ thấy rùng mình

Bác sĩ Khoa không thấy xuất hiện nữa, sau sự kiện gây sốt dư luận mạng xã hội mà bác sĩ Khoa kể rằng anh đã quyết “rút ống thở” của cha mẹ già, để nhường cho 2 đứa trẻ sơ sinh vừa mới chào đời. Bản tin lan nhanh đến khủng khiếp trong đêm 7-8-2021. Bên dưới lời tâm tình gây chấn động đó, không ít các nhân vật tên tuổi để lại lời kính trọng và cám ơn. Thậm chí, có người còn ghi rằng họ nợ anh về mạng sống của cha mẹ già mà anh đã quyết hy sinh.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS