Ảnh của songchi

Y Pher Hdruê-câu chuyện của một người Êđê dám lên tiếng đấu tranh

Song Chi.

Y Pher Hdruê sinh năm 1979, người dân tộc Êđê. Y Pher sinh ra ở buôn Êa khit, xã Êa Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Buôn Êa khit có khoảng 5000 người Êđê sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.

Bố mẹ Y Pher có 8 người con-4 trai, 4 gái. Y Pher là người con thứ 3. Gia đình thuộc loại không đến nỗi quá nghèo khó, trước đây từng có đất riêng nhưng sau này đã bị nhà nước tịch thu. Từ giai đoạn 1993-1996 nhà nước cưỡng chế thu hồi khoảng 10 hec đất ở Buôn Chuê, xã Băng Adrên, huyện Krông Ana, Đắk Lắk của 30 hộ gia đình, trong đó có gia đình Y Pher Hdrue.

Ảnh của DongPhungViet

“Tứ chứng nan y” và đành chờ... tắc tử!

Hồi đầu tháng này, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) công bố kết quả khảo sát về tình hình sản xuất – kinh doanh (SXKD) của khoảng 100 doanh nghiệp ở thành phố này trong hai tháng đầu năm 2023. Theo đó, có đến 83% “đang gặp khó khăn” vì thị trường bị thu hẹp, vì lượng hàng tồn kho lớn, vì giá nguyên liệu đầu vào tăng, vì khó tiếp cận vốn, vì lãi suất vay cao – thủ tục phức tạp tốn nhiều thời gian,... Cũng từ cuộc khảo sát vừa kể, HUBA cho biết: Nhiều doanh nghiệp lớn đang dừng ký hợp đồng lao động với một lượng lớn người lao động vì không có đơn hàng dự trữ.

Ảnh của DongPhungViet

Vì Học viện Chính trị Quốc gia HCM không dạy... làm người!

Đã tròn nửa tháng tính từ ngày người Việt biểu tình trước Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Ba Lan phản đối nhũng nhiễu (1) nhưng ngoài việc tăng số giờ phục vụ công dân từ sáu tiếng/tuần lên chín tiếng/tuần và thân thiện, niềm nở hơn khi tiếp đồng bào, việc truy cứu trách nhiệm hình sự những nhân viên ngoại giao sử dụng vị thế trong hệ thống công quyền để tống tiền, thậm chí tống tình đồng bào (2), cũng như xử lý Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan (về nguyên tắc, ít nhất phải chịu trách nhiệm liên đới) vẫn dậm chân tại chỗ.

Ảnh của nguyenhuuvinh

Thấy gì qua việc sĩ quan cảnh sát nhận nhà ở xã hội.

Tuần qua, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về một sự kiện: Một Trung tá sĩ quan cảnh sát Phòng Cháy chữa cháy và Cứu hộ Cứu nạn (PCCC-CHCN) ở Tp HCM đã được nhận nhà ở xã hội do các mạnh thường quân và Công an. Đó là căn hộ ALB-01-20, diện tích 41,5m2, tọa lạc tại khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc (số 233 đường Lê Tấn Bê, phường An Lạc, quận Bình Tân).

Buổi giao, nhận nhà ở xã hội này được mô tả khá lâm ly, bi đát…

Thành tích công tác

Linh mục Đinh Hữu Thoại: “Mọi cuộc tấn công vào tôn giáo luôn được bao che”.

“Ngày 22 Tháng Ba 2023, Cha Phanxicô Xaviê Lê Tiên, Linh mục Chánh xứ Đăk Giấc, Quản hạt Đăk Mót, đang cử hành Thánh lễ chiều thứ 4 Mùa Chay tại Giáo Họ Phaolô, thuộc Giáo xứ Đăk Giấc (xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), thì một số cán bộ xã Đăk Nông đã xông lên bàn thờ, ngăn cản, chửi bới, yêu cầu dừng Thánh lễ.

Tin, có một chữ “tin”

Chuyện 4 nữ tiếp viên hàng không mắc sai lầm – theo như mô tả của báo chí nhà nước, và được thông hiểu oan khiên bởi cơ quan điều tra - tất cả nằm trong gọn trong một chữ, là “tin”.

Ảnh của nguyenvubinh

Con đường dẫn tới một cuộc tổng khủng hoảng (2)

     Trong các bài viết trước đây, khi phân tích về vẫn đề cơ chế, cấu trúc của nền kinh tế, cách thức vận hành guồng máy xã hội, chúng ta đã thấy những bất cập và khiếm khuyết tất yếu sẽ dẫn tới những hệ lụy của toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Hôm nay, chúng ta đi ngược lại, phân tích thực trạng xã hội hiện nay để đánh giá các nguyên tắc quản lý xã hội, cơ chế vận hành nền kinh tế và chỉ ra con đường dẫn tới một cuộc tổng khủng hoảng.

Hãng phim truyện Việt Nam - Cây Da Sà đã bị chặt bỏ

Báo Tuổi Trẻ ra ngày 16 tháng Ba năm 2023 với tựa đề bàng hoàng và đau xót [1] "Cảnh hoang tàn, đổ nát không thể tưởng tượng nổi của hãng phim truyện Việt Nam", để góp lời kêu cứu cho "cái nôi điện ảnh cách mạng" được ra đời từ năm 1953 thế kỷ trước.
 
Bài báo đưa nhiều hình ảnh về ngôi biệt thư kiểu Pháp nhuốm đầy dấu vết hoang tàn - tan thương, cùng ảnh chân dung đầy nét hoài niệm của những gì vàng son một thuở, đã vuột khỏi tầm tay bà Trà Giang với danh phận Nghệ Sĩ Nhân Dân (NSND) đời đầu tiên, khi danh hiệu này được trao cho giới nghệ sĩ.
Ảnh của nguyenhuuvinh

Những “phép lạ” trong vụ Hồ Hữu Hòa

Trong lời cảm ơn tại Thánh lễ truyền chức linh mục tại Giáo phận Maasin, Hồ Hữu Hòa đã nhắc đến một hình ảnh trong câu nói của Thánh Phaolo trong Thư gửi tín hữu Corinto rằng: “Tôi Phaolô trồng, Apollo tưới và Thiên Chúa cho lớn lên” và anh ta giải thích rằng: “Đúng như vậy, ơn gọi linh mục do Giáo hội trồng, giáo dân tưới, còn Thiên Chúa thì cho lớn lên”.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS