Trong quan hệ đối ngoại và ngoại giao, ngoài các chính trị gia chuyên nghiệp xung quanh, người ta còn thấy lực lượng truyền thông hùng hậu luôn sẵn sàng chĩa hàng trăm ống kính, máy quay về mình, do đó, mỗi chính khách khi xuất hiện cần luôn thấu hiểu vai trò quan trọng để bảo đảm "lời ăn tiếng nói" không bị coi là hớ hênh.
"Nhân vô thập toàn", do đó đôi khi các chính khách hoặc các nguyên thủ quốc gia cũng có lúc bị coi là sơ xuất khi phát ngôn. Nguyên nhân làm điều này xảy ra thì rất nhiều, có thể do sức khỏe không tốt lắm vào lúc xuất hiện trước công luận và rất nhiều lý do chủ quan, khách quan khác. Tuy nhiên, đó là những phát ngôn hoặc những cuộc phỏng vấn tức thời, vốn khác với những diễn văn được chuẩn bị sẵn.
Theo thời gian, với hành tinh nhỏ bé có tên "Trái Đất", con người ngày càng giao lưu nhiều hơn thông qua giao thương và giao thoa về văn hóa và có lẽ cả từ chiến tranh, để từ đó xã hội cần đến một khái niệm bao quát hơn nhưng cụ thể hơn và cũng để diễn đạt được mọi vấn đề tranh chấp một cách khoa học, văn minh, ôn hòa khả dĩ. Cũng từ đó, "Luật Pháp Quốc Tế" được sinh ra để mưu cầu công lý và sự thật cho tất cả các bên nhằm tránh nạn "động binh đao". Tất nhiên, lý lẽ và luật pháp quốc tế chỉ có ý nghĩa thực tiễn, khi đôi bên đều yêu chuộng hòa bình và biết tự trọng cũng như tôn trọng lẫn nhau. Pháp luật quốc tế, dù sao, vẫn mang tính tương đối trong một hành tinh vẫn còn quá nhiều tranh chấp ác liệt và ngày càng khó tương nhượng.
Mới đây - ngày 2 tháng Mười Một năm 2024 - trang fanpage của RFA có clip cho biết: Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Lâm Kiến kêu gọi Việt Nam [4] "giáo dục và quản lý ngư dân" vì cái mà Lâm Kiến gọi là "hoạt động phi pháp ở vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc", sau khi phía Việt Nam phản đối hành vi đánh đập và tịch thu đồ nghề của ngư dân Quảng Ngãi, vốn đang hành nghề tại Hoàng Sa. Ngôn ngữ ngoại giao của Lâm Kiến nhẹ nhàng nhưng rất nặng nề và mang đầy tính sỉ nhục cho phía nhà cầm quyền CSVN.
Lịch sử về Hoàng Sa vô cùng phức tạp và rắc rối giữa Việt Nam và Trung Quốc với cuộc hải chiến Hoàng Sa 50 năm về trước, lúc nhà nước Việt Nam Cộng Hòa còn tồn tại và trực tiếp quản lý danh chánh ngôn thuận trước toàn thế giới. Bởi một nhà nước tiêu vong nhưng lịch sử lại không phải "cuốn tự truyện của kẻ chiến thắng".
Tạm kết:
Một quốc gia muốn tồn tại độc lập, nhứt thiết cần có hai yếu tố tối quan trọng và căn bản nhứt:
1. Tự lực tự cường về kinh tế cho đến các lãnh vực khác, bằng khả năng nội trị có thật.
2. Khi thế lực nước ngoài bằng phương tiện nào đó đã nhúng mũi vô quốc gia, tức cần hiểu lợi ích phải có của thế lực nước ngoài tại quốc gia đó.
_____________
[1] https://www.facebook.com/RFAVietnam/posts/pfbid0346LccEWRvSRXf6a3XT28y31...
[2] https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-hoi-n...
[3] https://www.facebook.com/100092971395582/videos/448739407822189
[4] https://www.facebook.com/RFAVietnam/videos/563660442880269
Bài bình luận gần đây