Ảnh của Gió Bấc

Xử án vụ “Chuyến bay giải cứu”: phân chia lại tiền xương máu của người “Việt Kẹt”

Đại án “chuyến bay giải cứu” thực chất là vụ tham nhũng táng tận lương tâm, lợi dụng tình thế nguy khốn của người “Việt Kẹt” (người Việt kẹt ở nước ngoài trong mùa dịch) theo hệ thống. Quan chức bốn bộ và cả Văn phòng Chính phủ, cùng với lãnh đạo địa phương “tạo điều kiện” cho các doanh nghiệp tổ chức hàng ngàn chuyến bay combo với giá cao ngất trời xanh.

Ảnh của nguyenvubinh

Phiên tòa câm

     Phiên tòa xét xử vụ “Chuyến bay giải cứu” từ ngày 11/7/2023 đang diễn ra đã thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người dân Việt Nam. Với 54 bị cáo bao gồm các quan chức ở các bộ Ngoại giao, Y tế, Công an, Văn phòng Chính phủ cùng một số doanh nghiệp và người dân đưa hối lộ. Quy mô và mức độ phạm tội của các bị cáo trong vụ án  đều đi vào lịch sử tố tụng Việt Nam. Những vi phạm pháp luật, việc đưa và nhận hối lộ, mức độ trắng trợn và tàn ác đối với người dân trong đại dịch Coivid-19 đều đã bị bóc trần đến từng chi tiết.

Nắm dao đằng cán

Chuyện là ông Vũ Ngọc Minh, đại sứ VN tại Angola, khi nhận được lời đề nghị hỗ trợ đưa người Việt đi làm việc tại quốc gia ở Châu Phi này về nước vào giai đoạn cuối đại dịch 2022, đã nhanh chóng đưa ra 3 yêu cầu: nộp cho ông danh sách người về, và chỉ có ai được ông duyệt mới được lên máy bay. Điều thứ 3 thì nói sau.

Nghe qua, thấy như ông đại sứ này làm việc nhanh và công chính. Thế nhưng khi có danh sách, ông Minh nói ngay là phải chi mỗi người đi về là 3 triệu. Dựa vào điều 1 và điều 2, có nghĩa, ông Minh nắm dao đằng cán, ai có trong danh sách mà không nộp tiền, tức khỏi về.

Ảnh của nguyenvandai

Vụ chuyến bay giải cứu: Hình phạt nào làm quan chức CSVN tham nhũng sợ?

Từ ngày 11 tháng 7 năm 2023, toà án của nhà nước độc tài CSVN xét xử sơ thẩm vụ chuyến bay giải cứu với 54 bị cáo. Trong đó có 18 bị cáo là quan chức bị cáo buộc tội nhận hối lộ theo điều 354 Bộ Luật Hình sự và đối diện với khung hình phạt cao nhất là tử hình.


Nhưng tới ngày 17 tháng 7, trong phần luận tội của VKS thành phố Hà Nội chỉ có bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu trợ lý của thứ trưởng Bộ Y Tế Đỗ Xuyên Tuyên bị đề nghị hình phạt tử hình.

Chính sách công an trị, lợi bất cập hại

Khi anh giáo dục bằng bạo lực và đe nẹt, chắc chắn anh đã lấy dần đi tính người và quá trình giáo dục của anh sẽ sớm đẩy con người đi đến chỗ thú vật. Dạy người để thành một con thú, rất dễ một khi chọn bạo lực và cũng rất dễ bị chính con thú ấy quay lại cắn kẻ đã dạy nó. Bàn rộng ra, trong một xã hội dùng công an trị và biến mỗi công an trở thành một con thú giữ nhà của chế độ, sau đó biến nhân dân thành một bầy thú biết sợ hãi, đương nhiên chọn dùng bạo lực là một phép ưu tiên, và cái giá của việc biến nhân dân thành con thú là nguy cơ bị cắn tập thể rất cao.

Người dân liệu có chịu trưởng thành sau khi coi phim "Chuyến Bay Giải Cứu"?

Báo Thanh Niên ra ngày 5 tháng Năm năm 2023 cho biết [1]: Đại dịch mang tên Covid-19 đã được WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp từ 5 tháng Năm năm 2023, sau hơn 3 năm gây kinh hoàng, kèm theo những thiệt hại không tính nổi về mọi lãnh vực, trên phạm vi toàn cầu.
 
Nhắc lại trận gọi là "đại dịch", quá nhiều tấn bi - hài - thảm kịch đã xảy ra trên xứ thiên đàng, với hơn 40.000 người bỏ mạng. Gần nửa thế kỷ qua, dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, người dân chưa bao giờ chứng kiến một đại kịch bản vừa đau đớn, vừa hài hước lại vừa bi thảm như vậy.
Ảnh của nguyenhuuvinh

Vài suy nghĩ trước phiên tòa kỷ lục hôm nay

Ngày hôm nay, tiếp tục phiên tòa xử 54 cán bộ, đảng viên là quan chức quyền lực ở các cơ quan trung ương và các địa phương ở nhiều Bộ, nhiều tỉnh, nhiều Ủy Ban, nhiều Thành phố trong cả nước. Đi cùng với các giám đốc các doanh nghiệp tham gia những chuyến bay mang tên “giải cứu” khi cả đất nước đang khủng hoảng cùng cực trong đại dịch COVID-19.

Thêm chỉ có… 7 lần. Mỗi giờ làm việc nhận hối lộ 16,6 triệu đồng.

Ảnh của songchi

Tiếng Việt đang bị làm hỏng đi như thế nào?

Song Chi.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Hoàng Hưng, cựu giáo viên trung học môn Văn, nhà thơ, dịch giả, từ miền Bắc, và ông Lê Nguyễn, nhà nghiên cứu lịch sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới chế độ VNCH, từ miền Nam.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS