Ảnh của songchi

Xuân Nhâm Dần 2022, nhìn lại năm Tân Sửu 2021.

Song Chi.

Năm Tân Sửu 2021 của VN là một năm hết sức ảm đạm. Đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh khiến VN, theo số liệu của Statistics cho đến ngày 31.1.2022 có 2, 230 000 người bị nhiễm, 37, 547 người chết (vẫn không có gì bảo đảm những con số này là chính xác). Nhưng đại dịch cũng đồng thời phơi bày rõ hơn bao giờ hết, những vấn đề nhức nhối trong thế chế chính trị và xã hội VN.

Công cuộc “chống dịch như chống giặc” sai lầm gây ra bao thảm cảnh

Ảnh của songchi

Chiến tranh đã kết thúc từ lâu, nhưng cuộc chiến trong lòng người thì vẫn còn

Song Chi

Gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi cuộc chiến tranh VN kết thúc, nhưng cứ mỗi lần xảy ra một chuyện gì có liên quan đến một sự kiện hay một nhân vật «thuộc về» cuộc chiến ấy là người Việt trong và ngoài nước, người miền Nam miền Bắc, người sinh ra trong hay sau cuộc chiến…lại nổ ra những cuộc tranh cãi kịch liệt. Và cuối cùng thì cũng chẳng ai thuyết phục được ai.

Ảnh của Gió Bấc

Ấn tượng tết Nhâm Dần: Bỏ chợ ra đường!

Thành ngữ “đông như chợ tết” đã thành lạc hậu với tết Nhâm Dần. Chợ tết năm nay người mua kẻ bán lèo tèo đến mức có thể chạy xe máy thong dong trong chợ nếu không bị dân phòng bảo vệ chặn đường. Các siêu thị ầm ỉ quảng cáo chương trình khuyến mãi nhưng người nghe chủ yếu là các nhân viên đang ngồi ngáp vặt. Ngược lại, từ thành thị đến nông thôn, lể đường đã thành chợ. Không chỉ nông dân tự sản tự tiêu nông sản mà cả tiểu thương lẫn các thương lái đã đưa nhiều chuổi cửa hàng ra lề đường.

Ảnh của nguyenhuuvinh

CÂY NÊU, TRÀNG PHÁO, BÁNH CHƯNG XANH NGÀY NAY

Tết cổ truyền đang rất gần chúng ta.

Những ngày này, khắp nơi trên đất nước Việt Nam, các công sở nghỉ việc, các chợ búa nhộn nhịp những phiên chợ tết cuối năm. Từng đoàn xe và người vội vã trên những nẻo đường hướng về quê hương, bản quán của mình. Ở nơi đó là gia đình, họ hàng, là cha ông, là tất cả những điều gì mà cuộc đời con người Việt cảm thấy thân thương, gần gũi nhất.

Tết này khác những tết xưa

Nói đến tết, từ xưa đến nay, người ta vẫn nhắc đến câu ca dao:

Ảnh của Gió Bấc

Báo Chí xuống cấp đến hạ cấp, Bí Thư thấy chứng nhưng liệu có thấy căn?

Trong cuộc buổi gặp gỡ đầu năm 2022 với giới báo chí ông Nguyễn Văn Nên

Bí thư Thành ủy TP HCM đặt ra yêu cầu báo chí phải có tính độc lập, nghĩa là đối kháng với 4 đặc điểm: bầy đàn, khuôn mẫu, ỷ lại và đổ lỗi.(1)

Nhiều người băn khoăn không biết ông nói chơi hay nói thật mặc dù ai cũng thấy rằng ông Nên nói đúng căn bệnh trầm kha của nền báo chí xã nghĩa.

Ảnh của nguyenvandai

Tuổi ngoài 90, đảng cộng sản Việt Nam chưa trưởng thành

Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Quảng Châu, Trung Quốc theo chỉ thị của Đông phương bộ, một bộ phận của Đệ Tam Quốc tế cộng sản. Sắp tới thì đảng cộng sản VN sẽ bước vào tuổi 93 với hơn 5,2 triệu đảng viên. Và đảng CSVN đã có gần 80 năm nắm quyền cai trị đất nước và dân tộc Việt Nam.

Theo quan điểm của tôi thì tới giờ phút này của năm 2022 và thậm chí cho tới khi đảng CSVN bị giải tán thì nó vẫn chưa trưởng thành.


Thứ nhất, đảng CSVN chưa trưởng thành về nhận thức thế nào là dân chủ.

Ảnh của nguyenlanthang

SOCRATES VÀ NHỮNG CÂU HỎI TẠI SAO

Nghĩ khác, nói khác và làm khác với số đông có thể là điều nguy hiểm. Rất nguy hiểm. Trong mấy năm trở lại đây, những tiếng nói phản biện xã hội đang ngày càng bị bức hại trầm trọng. Theo thống kê của tổ chức Human Rights Watch, chỉ riêng trong năm 2021 có ít nhất 63 người bị tống giam vì đã bày tỏ chính kiến, hoặc vì tham gia các hội nhóm bị coi là chống chính quyền, trong số đó có nhiều người đã bị tuyên án tù rất nặng nề sau các phiên toà bất công. Chưa kể đến còn một số rất đông khác thường xuyên bị giam lỏng trong nhà khi "cần thiết", bị phá hoại trong công ăn việc làm và nơi ở.

Những kẻ phản phé dân chủ

Cho đến lúc này, mặc dù có xuất phát điểm cùng lúc và có nhiều điều kiện để phát triển hơn thanh niên dân chủ các nước khu vực, nhưng gần như tình trạng dân chủ của Việt Nam vẫn dẫm chân tại chỗ và ngày càng bị câu thúc, đi vào chỗ khó khăn, thúc thủ tứ phía. Và để nói về dân chủ Việt Nam, đến lúc này, có thể nói rằng rơi vào tình trạng “không có gì” bởi quá nhiều xung lực phản dân chủ trong chiếc áo dân chủ. Vậy những xung lực đó là gì?

Ảnh của Gió Bấc

Ứng xử hai mang của Giáo hội quốc doanh trong lễ tang Thiền Sư Nhất Hạnh.

Sinh thời, pháp môn Làng Mai của Thiền Sư Nhất Hạnh không được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam công nhận, tăng thân Làng Mai ở Thiền Viện Bát Nhã Lâm Đồng bị truy đuổi, trục xuất khỏi Việt Nam. Khi viên tịch, Thiền Sư bị Giáo Hội quốc doanh đơn phương, đột xuất truy tặng phẩm hàm Trưởng Lão Hòa Thượng. Giáo Hội quốc doanh  xiển dương công đức Thiền Sư trên thế giới mà quên bẵng công lao hoằng pháp xây dựng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và những gửi gắm tâm huyết của Thiền Sư về nền tự do tôn giáo, thoát khỏi đảng quyền, công an quyền.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS