Hai cú đột phá của hai ông trùm

Nói gì thì nói, đến thời điểm này, ngoài ông Nguyễn Phú Trọng là trùm của các trùm, có lẽ hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Tô Lâm là hai ông trùm chỉ dưới một người mà trên triệu người trong hệ thống quyền lực đảng. Và cũng có thể đoán rằng, chức danh Tổng Bí Thư sẽ nằm trong tầm cạnh tranh giữa ông Lâm và ông Phúc, khả năng rơi vào tay Vương Đình Huệ hay Phạm Minh Chính là rất thấp. Bởi chí ít, đến lúc này, cuộc chạy đua và test thử nghiệm quyền lực của cả hai ông khá là ngoạn mục, khác xa sự mờ nhòa của Huệ cũng như càng làm càng rối của Chính.

Tại sao văn hóa Việt Nam ngày càng bệ rạc?! (phần 3)

Như phần 1[*]  và phần 2 [*] đã trình bày - những thuộc tính quan trọng của văn hóa - dường như chưa bao giờ được Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Bộ Thông tin - Truyền thông và những cơ quan chịu trách nhiệm, cần nghiêm túc nghiên cứu và soi xét thấu đáo, để có thể cải sửa hành vi mang tính lây lan - tính tiêm nhiễm - tính liên tục trong quảng đại quần chúng, để làm sao nhân cách - phẩm giá người Việt Nam đỡ dần trong cái nhìn rẻ rúng của thế giới.
 

Chúng ta và sự thật què cụt

Trong các sách liên quan về lịch sử ở Việt Nam hôm nay, vẫn mô tả về chuyện hai trái bom nguyên tử mà người Mỹ đã thả xuống nước Nhật, đại khái như sau: "Tháng Tám năm 1945, Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki - Nhật Bản, buộc Nhật Hoàng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân Mỹ, hàng triệu người dân Nhật ở hai thành phố này đã thiệt mạng". 

Đầu năm nói về "khẩu nghiệp"

"Khẩu nghiệp" được chia thành bốn loại căn bản, theo thứ tự từ cao tới thấp, như dưới đây:
 
1. VỌNG NGỮ: Tức là nói láo.
2. XẢO NGỮ: Tức là lời nói khôn khéo và tinh ranh, bao gồm cả sự man trá, cốt làm sao giành phần lợi cho bản thân, loại "ngữ" này được đánh giá ngang bằng với hạng người đạo đức giả.
3. THIẾN NGỮ: Tức là lời nói thô bỉ, hung tợn.
4. Ỷ NGỮ: Tức là lời nói dựa - nói theo, mang tính ba phải.
 

Đọc Phạm Quỳnh, nghĩ về ngày Tết Việt Nam (*)

Những thời khắc quan trọng nhất đón năm mới đã đến. Cái Tết thật sự của người Việt bùng lên vào trước giờ phút đón giao thừa làm ấm lòng người, dù mọi thứ có phôi phai bởi những khó khăn của đời sống, hiểm nguy của dịch bệnh và những câu chuyện xã hội đầy chê chán. Nhìn Huế, Sài Gòn, Hà Nội tựa nhau gượng đón xuân về, chợt nhớ đến bài tiểu luận “Tâm Lý Ngày Tết” của học giả Phạm Quỳnh viết vào năm 1930 mà ngậm ngùi.

Ảnh của nguyenhuuvinh

THÓI ĐỘC TÀI KHÔNG CHỈ NGUY HIỂM Ở TẦM VĨ MÔ

Thông thường trong đời sống xã hội, người ta thường kêu ca, chê trách hay phản đối một chế độ độc tài ở tầng vĩ mô, nghĩa là ở đường lối, phương hướng đưa đất nước đi lên với những sai lầm, những tụt hậu hoặc những tệ nạn xã hội cản trở sự phát triển của quốc gia.

Nhưng, ít ai nghĩ rằng thói độc tài không chỉ ảnh hưởng, chế ngự ở tầm vĩ mô của quốc gia, dân tộc mà nó còn tác động trực tiếp ngay trong cuộc sống thường ngày, ngay cả những điều nhỏ nhất.

Những câu chuyện nghe được

Ảnh của nguyenhuuvinh

MỘT LINH MỤC BỊ GIẾT VÀ SỰ IM LẶNG ĐÁNG NGỜ

Một linh mục bị giết hại

Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh đang phục vụ tại Giáo họ Sa Loong, Giáo xứ Đăk Mót, Giáo phận Kon Tum) đã bị một kẻ tên là Nguyễn Văn Kiên sát hại ngay khi ngài đang ngồi Tòa Giải tội.

Ngài đã chết vào đêm 29/01/2022

Ảnh của nguyenhuuvinh

ĐÂU CHỈ CÓ CHÓ MỚI SỢ PHÁO

Còn vài ba tiếng nữa, giờ phút Giao thừa đã đến trên quê hương Việt Nam.

Những ngày Tết đến, chúng ta lại nhớ đến da diết tiếng pháo giao thừa.

Truyền thống đốt pháo có từ hàng ngàn năm nay của người dân Việt Nam. Nhất là những khi tết đến, xuân về hay có những việc dịp hội hè, lễ lạt hoặc sự kiện hiếu hỉ.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS