You are here

Blog của VietTuSaiGon

Khi đất nước thành đứa bé béo phì

Sau nhiều biến cố, kể từ những năm sau 1975 đến nay, dường như Việt Nam có phát triển, thậm chí có phì đại về mặt tiền bạc, ở đây tôi không muốn nói đến nợ quốc gia hay các khoản tham nhũng hoặc những gian dối trong xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như quản lý kinh tế vĩ mô… Mà tôi muốn nói đến một sự thật khác: Việt Nam có phát triển về kinh tế, con người trở nên rủng rẻng tiền bạc, trừ một bộ phận không nhỏ đồng bào miền núi, thiểu số, vùng quê hẻo lánh còn nghèo khổ ra, số còn lại là phát triển, thậm chí rất phát triển về kinh tế.

Thời của thiếu vắng biểu mẫu

Thần tượng là thứ chủ nghĩa không có giá trị trong thế giới tri thức, bởi với người trí thức, biểu mẫu, năng lượng hay tư duy mới là vấn đề then chốt. Nhưng với đám đông xã hội loài người, chủ nghĩa thần tượng chưa bao giờ phai màu, nếu không muốn nói nó càng ngày càng trở nên khủng hoảng thừa. Và điều đáng sợ nhất là chủ nghĩa thần tượng mạnh nhất ở các quốc gia độc tài, với các quốc gia này, thần tượng là thứ duy nhất, là thức ăn tinh thần và là bàn thờ để đám đông con dân sùng bái, tín vọng.

Số phận của doanh nhân và nghệ sĩ xứ Việt

Điều này không loại trừ một ai, đã là doanh nhân hay nghệ sĩ xứ Việt từ quá khứ đến hiện tại dưới thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa, có một qui ước chung: Hoặc là làm con hát mua vui cho giới chính trị nếu là nghệ sĩ, làm con lợn thịt cho giới chính trị nếu là doanh nhân. Vấn đề là bao giờ sẽ vứt bỏ con hát ra đường và bao giờ sẽ thịt con lợn. Đây là một thứ số phận nghiệt ngã, là mẫu số chúng của doanh nhân và nghệ sĩ.

Những cái lạ trong thời đại lạ

Chuyện hơi cũ, nhưng vẫn còn rất mới, bởi dịch cúm Vũ Hán vẫn đang bùng phát đợt thứ tư của nó tại thành phố Sài Gòn, một thành phố năng động và là động lực kinh tế của cả nước. Thành phố này đang phải thúc thủ, đặt vào trạng thái giãn cách xã hội, câu chuyện liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng. Người đứng đầu Hội cũng đã chính thức gửi thư xin lỗi, tuy nhiên, câu chuyện của Hội thánh lại làm tôi rợn tóc gáy khi liên tưởng đến vụ án Ôn Như Hầu hay cầu Chiêm Sơn, một bước triệt tiêu Quốc Dân Đảng và đưa các chí sĩ lên đoạn đầu đài.

Chữ Hòa Bình của người Trung Quốc và chữ Dân Chủ của người Việt Nam

Người Trung Quốc, cụ thể là các triều đại từ phong kiến cho tới Cộng sản của Trung Quốc luôn miệng nói rằng họ thiết lập biên giới trong hòa bình, hai chữ hòa bình của họ như là thứ mặc định cho chiến tranh, cướp giết và chiếm được, đối phương im tiếng – đó là hòa bình của người Trung Quốc.

Người dân cần gì ở đại biểu hội đồng?

Câu trả lời đơn giản, giản dị: Người dân cần một cán bộ có lòng tự trọng! Chưa bao giờ con người trở nên khủng hoảng đạo đức như hiện nay, đặc biệt là khủng hoảng lòng tự trọng, chính vì khủng hoảng lòng tự trọng mà mọi thứ thói hư tật xấu đều có mặt ở giới cán bộ, và đáng sợ hơn cả là khi nói về cán bộ, người ta nghĩ ngay đến những kẻ dày mặt, không biết xấu hổ, thiếu lòng tự trọng. Trong khi đó, lòng tự trọng là gốc, căn tính của mọi thứ giá trị xoay quanh lòng đạo đức.

Cách mạng, đâu là điểm cuối?

Một cuộc cách mạng thành công, bao giờ cũng là điểm đầu cho một cuộc cách mạng khác. Và hình như, Việt Nam, đất nước vừa nhỏ vừa nghèo này chưa bao giờ hết những cuộc cách mạng, sự bền bĩ, sức sống mãnh liệt và cả tư duy khác thường của người Việt luôn là chất xúc tác để hun đúc một cuộc cách mạng mới. Hiện nay, cuộc cách mạng Việt Nam có liên quan trực tiếp đến vấn đề ruộng đất, giáo dục và quản lý hành chính. Điều này cho thấy những cuộc cách mạng trước đã thành công và sứ mệnh của nó đã hết.

Chuyện chống dịch, chuyện bầu cử

Tại Việt Nam, người ta luôn cảm thấy tức cười khi nghĩ tới chuyện bầu cử. Bất kỳ cuộc bầu cử nào, từ cấp trung ương cho đến cấp địa phương, hầu hết đều cho thấy tính khôi hài. Bởi dân chưa bầu thì người ta đã biết ông nào làm vị trí nào, bà nào ngồi ghế nào và chuyện dân đi bầu chỉ là chuyện trò cười của các ông bà. Bởi cho dù có hàng triệu người gạch bỏ cái tên nào đó thì tỉ lệ phiếu bầu của nó vẫn 100% đắc cử, tín nhiệm. Bởi chuyện bầu bán ở đây không có ý nghĩa nào về việc nhân dân có tín nhiệm hay không, mà nó là bài toán đối ngoại trong chính trị độc tài.

30 tháng 4 và tâm tình người Việt

Tôi không muốn nhắc đến cái mốc này trên nghĩa yêu thương, hạnh phúc hay thù hận, đau khổ, may mắn, tự do hay đày đọa, ngục tù nữa. Bởi chuyện này người khác đã nói nhiều, đau khổ nhiều, hạnh phúc, hí hửng trên nỗi đau của đồng loại cũng nhiều, nhắc thêm nữa, chỉ tổ thêm buồn thôi. Vấn đề tôi muốn nói ở đây là tâm tình, tâm tính người Việt trước mốc sự kiện lịch sử này. Và, trên hết là do đâu dẫn đến mốc sự kiện này (xét trên góc độ tâm tình/tâm tính) và người Việt cho đến lúc này, là tuýp người như thế nào?

Gương mặt của thời đại

Hiếp dâm, ấu dâm, cướp, giết, trộm… Tất cả không phải là hiện tượng, nó là bản chất. Nhưng thứ bản chất đó được nuôi dưỡng, kích hoạt hay bị triệt tiêu, loại bỏ khỏi xã hội, con người để cho bản chất thiện lương có chỗ đứng lại thuộc về hiện tượng, đó là hiện tượng giáo dục, hiện tượng chính trị, hiện tượng văn hóa và hiện tượng kinh tế. Chính bốn thứ hiện tượng/hoạt động này đã hun đúc, tích hợp nên tính cách và lương tri xã hội. Và, gương mặt xã hội của Việt Nam hiện nay ra sao?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon