You are here

Blog của VietTuSaiGon

Trận này, nếu đánh, Việt Nam sẽ thắng

Cho đến giờ phút này, có thể nói mọi tuyên ngôn của Chính phủ Việt Nam theo kiểu chống dịch như đánh giặc hoặc giả ban bố tình trạng báo động chiến tranh để chống dịch… Thì có vẻ như lực lượng từng mang ra đánh trận là một lực lượng rất ô hợp, không hề mang tính chuyên nghiệp. Và đương nhiên đánh trận nhỏ, lấy số đông đè người sẽ thắng, nhưng đánh lớn thì thua là cái chắc, kết quả đã thấy. Đến phút áp chót, có thay đổi chiến thuật, nhưng chưa hề có động thái đánh, và nếu quyết đánh thì sẽ thắng. Vì sao?

Đừng biến thành trái táo Trung Quốc

Ai sành ăn táo, có lẽ rất dễ nhận ra sự khác biệt giữa táo Mỹ và táo Trung Quốc. Và đương nhiên, có thể phân biệt được cả táo Ấn Độ, táo Nhật Bản, táo cCâu Phi, táo Nam Mỹ… với táo Trung Quốc. Bởi đặc điểm nhận dạng giữa các loại táo này rất dễ: Táo Trung Quốc có lớp vỏ bề ngoài đẹp, bóng lẫy, nhưng chất lượng ruột của nó quá kém và chứa độc tố. Ngược lại, những trái táo kia, có lớp vỏ bề ngoài dày, có loại còn sù sì, nhưng ruột ngon ngọt, bổ dưỡng và lành tính.

Rắc muối cho khỉ đầu đàn

Từ chuyện thánh rắc muối Nusret Gökçe dùng kiếm bén xiên một miếng thịt đút cho Bộ trưởng công an Tô Lâm trong một nhà hàng ở nước Anh khi ông này cùng đoàn chính Phủ Việt Nam đi dự Hội nghị biến đổi khí hậu tại quốc gia này đã làm dậy sóng các trang mạng xã hội. Sau đó video biến mất trên Tik tok, nhưng người ta vẫn lưu ở các trang facebook và nhiều nơi khác. Hình ảnh làm nhớ đến chuyện rắc muối cho khỉ, một chuyện hài những lại cười ra nước mắt.

Tham vọng Quốc tế Cộng sản III hay là lúc cáo chung?!

Tất cả các chế độ chính trị, theo kinh nghiệm và quan sát từ lịch sử, đều có biểu hiện chung khi rơi vào bế tắc, hay sâu xa hơn là sắp tan rã, là huy động, vơ vét tiền từ nhân dân một cách bất chấp. Điều đó như một sự gắng gượng, vớt vát khó hiểu, rất khó để nhận định chính xác về hành vi này… Và lần này thì sao?

Những sai lầm trong chống dịch

Cho đến lúc này, có thể nêu ra hàng loạt sai lầm trong phòng chống dịch tại Việt Nam, và tìm ra câu trả lời hoàn toàn không khó khi đặt câu hỏi: Vì sao đang an toàn, dịch cúm lại hoành hành, chết chóc đến mức tàn khốc? Câu trả lời là vì Duy Ý Chí và không có chuyên môn.

Duy ý chí chỗ nào?

Bia căm thù và tượng đài phẫn uất

Đất nước thống nhất gần nửa thế kỉ, có những điều tốt đẹp mất đi vĩnh viễn, và cũng có những điều để hi vọng trong cái mới, nhưng nghe ra còn rất mơ hồ. Chỉ có điều, suốt nhiều năm sau cái ngày thống nhất ấy, bia và tượng đài mọc lên thêm rất nhiều, ngoài những mộ bia của người ngã xuống từ chiến tranh, có thêm bia căm thù của thể chế mới, ngoài những tượng đài tưởng tiếc đã bị xô gục, có thêm rất nhiều tượng đài của nhà cầm quyền xây dựng lên, từ mồ hôi, xương máu của nhân dân.

Những đoàn người đi trong gió mưa

Đó là những ngày cuối tháng Chín và đầu tháng Mười năm 2021, của thế kỉ 21, những đoàn người dắt díu nhau như những trận sóng xuôi từ Nam ra Bắc. Đất phương Nam trở nên chết chóc và không còn thân thiện, cưu mang họ nữa, họ trở về quê, trong đau khổ, thiếu hụt và nước mắt, trong lời ta thán, trong tiếng thở dài. Những đoàn người qui cố hương như một bài trường ca thăm thẳm buồn thế sự, thăm thẳm tự tình dân tộc – một dân tộc bốn ngàn năm hoặc giả hơn bà ngàn năm thiên di và lưu dân. Lưu dân và thiên di như một đặc tính của dân tộc này.

Ai đã bẫy nhân dân?

Trên khắp đất nước này, Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ… mọi thành phố, đã có nhiều và rất nhiều lần cả thành phố chật cứng người ngoài đường vì những trận bão sau bóng đá.

Đã có rất nhiều lần, phố đi bộ, phố du xuân chật cứng người đềm giao thừa, cây cỏ tan nát vì chân người đi, vì bứt phá.

Đã có rất nhiều lần những cuộc biểu tình nổ ra và bị dập tắt ngay tức thời bởi lực lượng an ninh chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp.

Giả sử Trung Quốc tấn công Việt Nam?!

Thì sao? Từ một tấm hình trên báo Tiền Phong, một tấm hình những người lính khiêng quan tài cựu bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, báo chú hình nhầm tên Bộ trưởng Phan Văn Giang. Chuyện “lỗi đánh máy” này, tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào và nó gợi ra nhiều vấn đề khác để suy ngẫm về an ninh quốc gia, về chủ quyền đất nước.

Thử xem qua phương cách chống dịch mới!

Nguy hiểm nhất trong việc chống dịch tại Việt Nam là tình trạng vỡ đập. Nếu ví von hoa mỹ một chút, chúng ta đang ở sát chân đập dịch Trung Quốc. Chính vì thế, ngay từ đầu, Việt Nam rất cẩn thận với bệnh dịch. Các đợt phòng chống dịch ban đầu chứng minh cho điều này và đạt hiệu quả mỹ mãn.

Nhưng nguy hiểm lại tiềm ẩn trong sự mỹ mãn này. Bởi chúng ta bắt đầu chủ quan, từ nhà nước tới nhân dân đều có chung tâm lý tự tin thái quá. Thậm chí có nhiều người đặt câu hỏi “liệu có phải người Việt có khả năng miễn dịch?”.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon