Chính trị AQ của người Cộng sản

Khi người ta xem phép thắng lợi tinh thần như một thứ kim chỉ nam để tồn tại và đi tới, câu chuyện có vẻ như không còn gì để bàn, để nói. Bởi sự bế tắc đã hiện rõ trước mắt. Cái tinh thần AQ đó, chưa bao giờ lại ứng với cung cách làm việc của các nhà lãnh đạo cũng như giới chức Cộng sản Việt Nam như hiện nay, hay nói cách khác, thứ tinh thần này đã trở thành không khí phổ quát của chính trị Việt Nam, một thứ không khí ám mùi sợ sệt và lo lắng nhưng lại thiếu hẳn sinh khí của sự tư duy, sách lược lâu dài.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Trường quốc tế là gì?

Hình: Trường quốc tế Gateway (Nguồn: Internet)

Câu hỏi này được người viết đặt ra sau vụ trường quốc tế Gateway, với những thông tin báo chí cho hay tên gọi 'quốc tế' là do trường tự đặt.[1]

Không có một câu trả lời rõ ràng và thống nhất cho câu hỏi này, tuy nhiên, ít nhất có một vài tiêu chí để phân định hay nhận diện một trường quốc tế.

Ảnh của nguyenhuuvinh

Nghĩ gì khi Ca sĩ Lương Nguyệt Anh kêu cứu và bị ném đá

Trên mạng xã hội, cô ca sĩ Lương Nguyệt Anh đã phải Livestream kêu gọi mọi người chia sẻ về việc đất đai gia đình cô tại Bắc Giang bị nhà cầm quyền CSVN cướp. Đây là cô ca sĩ đã đạt giải nhất trong cuộc thi "Sao mai 2011" phong cách dân gian.

Cuộc tập kích ngoạn mục vào Đại sứ quán Trung Cộng

 

 

Cuộc biểu tình trưa nay, 6/8/2019 hoàn toàn bất ngờ. Việc tổ chức bí mật tới mức, chỉ có những người tham gia mới được biết. Tôi nhận được một cuộc gọi qua mạng của một người bạn với nội dung “trưa nay em không về được, lý do sẽ nói sau”. Nghe xong, tôi cũng không hiểu điều bí mật ấy là gì.

Ảnh của nguyenlanthang

NƯỚC YẾU THÌ GIẶC ĐẾN NHÀ

Hồi tôi mới bắt đầu tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc năm 2011, tôi nhớ là có đọc được đâu đó trên trang blog anh Nguyễn Xuân Diện câu thơ: 

"...Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ...". 

Đại ý bài viết đó là mượn lời thơ ông Chế Lan Viên để nói về chuyện lòng dân còn thờ ơ trước sự nguy nan của giặc ngoại xâm. Chính vì những bài viết kiểu như vậy được đăng trên trang blog Nguyễn Xuân Diện hay facebook Nhật Ký Yêu Nước mà nhiều người như tôi đã lần đầu tiên bước chân xuống đường.

BIỂN ĐÔNG: PHÉP THỬ Ý ĐẢNG LÒNG DÂN (P.2)

Nhưng cớ sao người dân lại giữ một thái độ như vậy?

Có ý kiến nói rằng vì lòng yêu nước của người dân đã nhiều lần bị xúc phạm: Từng viết bài, xuống đường phản đối Trung Quốc nhưng nhẹ thì bị đánh đập, sách nhiễu, nặng thì bị bắt bớ, giam cầm nên giờ họ không còn tha thiết nữa.

Có thể là vậy, nhưng nếu lẽ thường thực tâm yêu nước thì đoạn đầu đài cũng chẳng ngán, huống chi chỉ là đòn roi và ngục tù.

BIỂN ĐÔNG: PHÉP THỬ Ý ĐẢNG LÒNG DÂN (P.1)

Nếu đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển chỉ dừng ở mức va chạm, Ba Đình có xu hướng bóp nghẹt truyền thông và ngăn chặn biểu tình vì rủi ro trên bờ khi đó sẽ lớn hơn trên biển.

Khi đụng độ leo thang tới mức có nguy cơ xung đột vũ trang, sẽ bắt đầu xuất hiện những lời kêu gọi yêu nước, như đang râm ran hiện nay. Truyền thông bắt đầu được mở van nhỏ giọt, biểu tình được chiếu cố, miễn sao vẫn trong tầm kiểm soát về quy mô và chủ đề. Như cánh cửa mở hé, sẽ đóng sập lại ngay nếu chuyện ngoài biển không còn căng thẳng nữa.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS