Ăn thật làm giả (tục ngữ)
Sau khi đi quanh một vòng thế giới, tôi buồn bã và thất vọng kết luận: “Nhân loại, nói chung, trình độ hiểu biết còn kém lắm.”
Đến bất cứ phương trời nao, gặp bất cứ người nào, tôi cũng hăm hở bắt tay rồi (hớn hở) tự giới thiệu với rất nhiều hãnh diện:
Tất cả đều trố mắt nhìn nhưng không một ai buông lời trầm trồ, hay tỏ vẻ ngưỡng mộ gì ráo trọi. Thiên hạ vốn dốt nát về huyền sử nên không biết dân Việt thuộc dòng dõi tiên rồng, đã đành; ngay cả lịch sử hiện đại cũng thế, cũng chả đứa nào nhớ rằng dân tộc này đã từng đánh thắng (liên tiếp) mấy đế quốc to.
Thiệt là đáng tiếc, và đáng chán!
Thôi thì ta về ta tắm ao ta vậy. Kẹt cái là tôi lỡ đi quá xa và quá lâu nên dễ gì mà về ngay được. Lụi đụi mãi, đến chiều qua, mới tới Si Phan Don thôi. Từ đây, có thể nghe tiếng gà gáy bên đất Cambodia nhưng chèo ghe về tới quê nhà cũng (dám) mất đến cả năm, dù rằng nước chẩy xuôi dòng.
Si Phan Don, tiếng Lào, có nghĩa là Bốn Ngàn Đảo, 4000 Islands. Gọi là quần đảo nghe cho nó bảnh chứ thực sự thì gần như tất cả đều chỉ là những cồn cát nhỏ. Không có chi ngoài cỏ cây, lau lách, và chim chóc. Hai trong ba hòn đảo lớn tập trung dân cư, Don Det và Don Khone, được nối liền bởi một cái cầu ngăn ngắn (không tên) nên thiên hạ vẫn thường gọi bừa là Cầu Pháp – French Bridge.
Cầu nối liền Don Det & Don Khone. Ảnh: tnt
Tôi đếm được 240 bước chân theo chiều dọc, và 8 bước chiều ngang. Hai cái xe ôm đi trái chiều thì dư sức qua cầu nhưng xe tuk tuk thì chắc thiếu, thiếu chắc. Nó nhỏ tới độ thấy mà thương nhưng bền tới phát sợ luôn.
Pháp chính thức trả độc lập cho Lào vào năm 1946. Cái cầu Tây này, chắc chắn, phải có mặt trước đó một thời gian không ngắn. Nước đã chẩy qua cầu cả trăm năm nhưng xem ra thì những trụ bê tông cốt sắt nó vẫn … chưa mòn và (ngó bộ) cũng sẽ vẫn cứ y chang như thế thêm chừng cỡ trăm năm nữa. Độ bền bỉ của French Bridge khiến tôi không khỏi chạnh lòng nghĩ đến những bản tin, nhan nhản, trên báo chí ở đất nước mình:
Ăn thật làm giả, làm cho xong, làm lấy có, làm lấy lệ, làm đại cho rồi … – có lẽ – đã trở thành tập quán của người dân Việt. Dường như chả ai ngạc nhiên, và cũng không ai bị qui trách nhiệm hay khiển trách gì ráo vì những chiếc cầu vừa đi (hay chưa kịp bước chân lên) đã sập. Có kẻ, còn thản nhiên biện bạch rằng “cầu tạo thành hình chữ V chớ không phải sập.” Kẻ khác thì vẫn lấy làm “tự hào” về hệ thống cầu đường ở xứ sở này:
10- Cầu Rạch Miễu - Cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam thiết kế và thi công
(“ Mười Cây Cầu Gắn Liền Với Niềm Tự Hào Của Người Việt Nam.” Báo Điện Tử Của Bộ Xây Dựng, 15/01/2015)
Cả chục cái cầu kể trên đều vay vốn DOA và được thiết kế cũng như thi công bởi người ngoại quốc – trừ Sông Hàn với Rạch Miễu.
Cầu Sông Hàn thì chủ thầu Phạm Minh Thông bị bắt vì đã “rút ruột công trình” để “đi quà biếu và đi chúc tết một số người nào đó.” Còn cầu Rạch Miễu (thường được hãnh diện mô tả là “100 % made in Việt Nam”) ngay sau khi khánh thành liền trở thành nổi tiếng vì những tai nạn kinh hoàng và nạn kẹt xe thường trực do cách thiết kế … rất ngu: cầu nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre mà chỉ làm có hai làn xe chạy!
Ảnh: internet
Cho đến nay người Việt “vẫn chưa tự làm được con ốc cho xe máy” (cứ vặn là trờn ren) nên chả trách chi họ làm cầu “chưa nghiệm thu đã sập.” Vấn đề không nhất thiết đã tùy thuộc vào khả năng mà còn ở tinh thần làm việc. Bao giờ mà dân tộc này vẫn còn những ông đại biểu “vào nghị trường để ngủ” (hoặc chơi game) những ông bác sỹ chỉ làm bộ khám bệnh, và những ông chính khách giả vờ đi dự những Hội Nghị Quốc Tế (nhưng núm nghe cũng để ngoài tai) thì dù có đánh thắng mấy đế quốc to chăng nữa (e) đất nước vẫn khó thoát khỏi lệ thuộc. Không Tây thì cũng Tầu thôi.
Bài bình luận gần đây