Nhà nước công nông đẩy người lao động ra khỏi lãnh vực công

Gần 40.000 cán bộ - công chức trong khu vực nhà nước đã bỏ việc gần 3 năm qua, được báo Tuổi Trẻ ra ngày 3 tháng Mười năm 2022 gọi tên "lời cảnh báo nghiêm túc cho khu vực công" [1]. Trong khi đó, cùng đề tài, báo Vietnamnet phỏng vấn [2] ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ - lại cho rằng "anh ra thì lại có chị vào".
 
Ảnh của nguyenhuuvinh

CHUYỆN LẠ: Ế DỰ ÁN

Dự án và… chạy dự án

Cách đây vài ba năm về trước, chắc chẳng mấy ai tưởng tượng được rằng sẽ có ngày các dự án không được người ta quan tâm mặn mà, không đua nhau chạy chọt và bằng mọi cách để được duyệt các dự án của nhà nước.

Bởi thời đó, có được dự án là một quãng đường gian nan, là liên tiếp những cuộc “chạy việt dã” từ địa phương đến trung ương.

Những cơn khát dự án, nhu cầu dự án nhiều đến mức ở khắp nơi, xuất hiện hàng loạt “cò” dự án trên mọi lĩnh vực, ở mọi cấp, mọi ngành.

Bởi có dự án là có ăn, là có đút túi, là có mọi thứ.

Ảnh của Gió Bấc

Lịch sử trong tay nhà sản: Kỳ 2: Nguyễn Trung Trực có phép mọc đầu!

Sử sách ghi nhận anh hùng Nguyễn Trung Trực bị Pháp xử chém năm 1868, mới 30 tuổi. Chính quyền Pháp úy kỵ đến mức dấu biệt hài cốt ông không còn tông tích. Dân gian tôn sùng kính ngưỡng ông tạo ra bao huyền thoại, tôn thờ ông như vị thần linh. Hơn trăm năm qua, đình đền thờ ông dựng khắp miền Nam, không cần sắc phong. Hậu duệ của ông ở xóm Nghề Bến Lức, Long An cũng thờ cúng hương khói không đòi hỏi ân sủng, thậm chí còn bị giải tỏa đất đai mồ mả tổ tiên.

Ảnh của nguyenhuuvinh

TRÒ BẨN THỈU ĐƯỢC THI THỐ CÁCH “QUANG MINH CHÍNH ĐẠI”

Gần đây, nhiều thông tin ồn ào trên mạng xã hội về những cuộc viếng thăm của nhiều nghệ sĩ, ca sĩ từ hải ngoại về Việt Nam để thăm quê hương, để biểu diễn, để hành nghề tại Việt Nam…

Cũng qua đó, có nhiều vấn đề nảy sinh từ nhà cầm quyền CSVN đối với không chỉ nền văn hóa, âm nhạc Nam Việt Nam trước 1975 và những dư âm còn lại, những kết quả cũng như thành tựu để lại cho dân tộc và đất nước, kèm theo đó là những cách hành xử “chẳng giống ai” của nhà cầm quyền CSVN đối với nền văn hóa này, nhất là âm nhạc.

Những cuộc loại trừ và sự trở lại

Ls Võ An Đôn không được xuất cảnh đến Mỹ định cư

Tin từ sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, đêm ngày 27 Tháng Chín, gia đình của luật sư Võ An Đôn  khi đang chuẩn bị đi qua cửa hải quan để lên máy bay cho chuyến định cư tại New York, Hoa Kỳ, đã đột ngột bị nhân viên an ninh giữ lại.  Phía an ninh đưa gia đình của luật sư Võ An Đôn vào phòng chờ và ít lâu sau, thông báo rằng ông Đôn không được xuất cảnh. Khi luật sư Đôn chất vấn lý do và yêu cầu có biên bản, thì phía an ninh đã đưa ra biên bản số 1375/BBTHXC-TSN, vì “lý do an ninh”.

Cái giá của một nền giáo dục vô cảm

Có khi nào chúng ta đặt câu hỏi: Vì sao con cái chúng ta trở nên khó bảo và hỗn xược, cho dù chúng ta đã dồn hết tâm lực để lo cho chúng?

Hoặc giả chúng ta hỏi vì sao nền giáo dục ngày càng trở nên đổ đốn, mà không riêng gì ngành giáo dục, hầu như mọi ngành trong đất nước này đã chạm với điều tệ hại nhất: Băng Hoại!

Và, khi xuất hiện ngày càng nhiều những tai nạn nghề nghiệp từ ngành giáo dục, tỉ như nạn buôn bán tình dục trong ngành, nạn tự tử của giáo viên, lẽ nào chúng ta không có câu hỏi tương ứng?

Ảnh của nguyenvubinh

Án oan sai ở Việt Nam

Ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, có phát biểu trong cuộc họp của thường vụ quốc hội, phản hồi báo cáo của chủ tịch Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về các trường hợp bị oan trong giai đoạn điều tra, truy tố như sau: "Một năm cả nước có trên 120.000 vụ án hình sự, chỉ có 17 vụ như vậy thì phải cảm thấy mừng. So với năm trước là 15, năm nay là 17. Con số 2 này không nói lên được điều gì cả, bởi vì còn lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, chúng ta sẽ lưu ý, nhưng đừng đánh giá sớm quá thì tạo ra một tâm lý cho anh em trong thực thi nhiệm vụ".

Chuyện không có điện cho một tiếng hát

Chuyện không có điện cho một tiếng hát

 

Ca sĩ Quang Thành, người đại diện cho ca sĩ Khánh Ly im lặng một chút khi nghe yêu cầu về cuộc phỏng vấn nhanh vào tối 25 Tháng Chín, sau đó anh nói “mọi chuyện rất rối, và cô Khánh Ly chỉ có thể nói về chuyện này sau ngày 28 Tháng Chín”. Đó là ngày mà bà Khánh Ly đi về Mỹ và nghỉ ngơi, chuẩn bị cho tour diễn ở Châu Âu. Ngày 28 là ngày mà bà rời khỏi hẳn Việt Nam, không biết khi nào quay lại.

Văn minh phong bì, vệt nối của văn minh lúa nước

Người ta sẽ hỏi với nhau rằng đến bao giờ người Việt thoát khỏi tai ách phong bì? Bởi với kẻ giàu có, lắm tiền nhiều của, cái thứ văn hóa phong bì là cơ hội để thể hiện sức mạnh, để chiếm chỗ đứng tối ưu trong xã hội, nhưng với người nghèo, đó là tai ương, là nỗi khổ.

Người ta sẽ tự hỏi rằng cái thứ văn hóa phong bì nó có từ bao giờ, cụ thể là từ thời người Việt có đồng tiền giấy đầu tiên của nhà Hồ hay là đồng tiền nhuốm đầy vị chua chát và bất chấp của những kẻ sống trên mồ hôi và nước mắt tha nhân?

Ngưỡng của mỗi chúng ta

Bản tin tháng 9/2022 của báo chí Nhà nước có nói thoáng qua về cuộc đình công của hàng ngàn người tại Khu công nghiệp Phú Hà, tỉnh Phú Thọ, trong đó công nhân nói họ không thể nào sống nổi với mức lương cơ bản là 4,2 triệu đồng/tháng. Tính theo giá đô la, là chưa tới 200 USD/người. Nhưng nhanh chóng, chuyện mưu sinh của những con người khốn khổ ở các tỉnh phía Bắc ấy, chỉ trong một ngày đã chìm lấp trong các sự kiện giải trí của Việt Nam về các hoa hậu, bóng đá, lời thề bắt thủ phạm giả mẫu logo Bộ y tế…

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS