Thư gởi các Trợ lý của ông Phạm Minh Chính và ông Phan Văn Mãi (phần 2)

Xin phép nhắc lại: Mục tiêu lá thư nhắm tới, không chỉ là các Trợ lý của ông Phạm Minh Chính và ông Phan Văn Mãi, như trong phần Một đã trình bày rõ. Tôi cố gắng trình bày thận trọng và khách quan, câu chuyện chống đại dịch Covid - 19, vốn đã lạc lối và đang sa lầy từ trung ương đến địa phương, ngõ hầu cùng với đông đảo người Việt Nam trong và ngoài nước suy ngẫm, bởi hoàn cảnh hiện tại, quả xác đáng để gọi đúng tên: Chống dịch Covid - 19, chuyện không của riêng ai.

Thế giới nhìn vào cách Việt Nam chống dịch: “Đói khổ là hình ảnh thấy rõ nhất”

Năm 2020, Việt Nam là một câu chuyện được bàn tán về việc thành công trong ngăn chận COVID-19, thế nhưng các đợt phong toả mới nhất, khiến việc mọi người không thể bước chân ra khỏi nhà, ngay cả khi đi tìm thức ăn, đang khiến hàng chục nghìn người lâm vào cảnh thiếu đói.

Sau những lệnh cấm nghiêm ngặt nhất được áp dụng tại TP. Hồ Chí Minh, thì cho đến nay, cô Hảo, một công nhân nhà máy, được chính quyền cho biết rằng sẽ giúp cho cô và gia đình cô phần thực phẩm đủ trong khi phải ở nhà cho vụ phong tỏa. Nhưng trong hai tháng qua, gia đình cô đã thật sự thiếu thốn đủ mọi thứ.

Thư gởi các Trợ lý của ông Phạm Minh Chính và ông Phan Văn Mãi (phần 1)

Thưa quý vị,
 
Tôi cố tình không gởi cho ông Thủ tướng kiêm Trưởng ban Quốc gia Phòng chống dịch Covid - 19 và ông Chủ tịch UBND Tp.HCM kiêm Trưởng ban Phòng chống dịch Covid - 19 tại Tp.HCM, bởi lẽ, tôi nghĩ, ông Chính và ông Mãi không có đủ thời gian đọc.
 

Tiếp tục giãn cách, đóng băng kinh tế là nộp Việt Nam cho Trung Quốc

Một câu hỏi đặt ra: Có bao nhiêu doanh nghiệp và cá mập bất động sản Việt Nam đang là sân sau của Trung Quốc? Và, khi tất cả các mũi nhọn kinh tế Việt Nam bị đóng băng do giãn cách, giới nghiêm thì việc gì sẽ xảy ra? Liệu có bàn tay cố vấn hay chỉ đạo nào từ Trung ương Cộng sản Trung Quốc trong việc thiết lập mô hình giãn cách tại thành phố Sài Gòn (rất giống với mô hình Vũ Hán năm 2020, cũng đầy chết chóc và rên xiết) rồi sau đó mang y mô hình này ra siết chặt thủ đô Hà Nội?

Ảnh của canhco

Những món quà đầy ý nghĩa

Quà tặng, đó là tâm tình của người này muốn gửi gấm đến người kia với lòng biết ơn, trân trọng tình cảm hay đáp trả lại ân tình mà người nhận quà đã từng làm. Quà tặng nói lên tính cách của người trao và qua đó người khác sẽ nhận ra nhiều khía cạnh mà người trao thể hiện.

Ảnh của nguyenhuuvinh

HIỆN TƯỢNG NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG

Mấy ngày nay nhiều người gửi cho tôi những lời bàn tán, phẫn nộ, phản đối một nhân vật mà mấy lâu nay vẫn thích gây ồn ĩ trên mạng: Nguyễn Phương Hằng.

Tôi không mấy quan tâm đến việc xuất hiện của người đàn bà này với những cuộc tranh cãi, đấu khẩu liên tu bất tận của cô ta thời gian qua. Thế nên tôi vẫn bỏ ngoài tai tất cả những cuộc tranh cãi đó.

Ảnh của nguyenlanthang

THÁI ĐỘ

Việt Nam ta là đất nước có truyền thống ăn xin từ bao đời nay. Đừng có vội rồ lên tự ái, mà hãy xem lại cái đất nước này đã nhận bao nhiêu viện trợ từ bao nhiêu nước trên thế giới trong suốt gần 100 năm qua. Hết từ Nga, Mỹ, Tàu, Ấn Độ cho đến Đông Âu, Tây Âu... và cả nhiều nước vùng Vịnh giàu có.

Đói thì phải xin thôi, cũng không có gì phải xấu hổ lắm. Đói mà. Chuyện sinh tồn mà. Nhưng xin các anh chị gần xa, đặc biệt là các anh chị fan hâm mộ đội tuyển Việt Nam lưu ý một số vấn đề này. 

Phải sống chứ không phải sẽ sống

Người dân bắt gặp vô số những ý tưởng, những câu chữ "bóng bẩy" của nhà cầm quyền CSVN trong việc chống đại dịch virus Tàu Cộng hiện nay, thiển nghĩ không cần dẫn ra quá nhiều, như: "chống dịch như chống giặc", "không thắng không về", "mỗi phường xã là một pháo đài" v.v...

Mới đây, ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng nối gót "bóng bẩy" bằng phát ngôn "Mỗi trường học là một pháo đài chống dịch" [1].

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS