Ảnh của nguyenhuuvinh

Vụ nổi dậy ở Đắc Lắc cho thấy điều gì?

Choáng váng

Ngày Chúa nhật 11/6/2023 một tin tức rúng động xã hội Việt Nam: Nửa đêm, hai đồn Công an xã tại Đắc Lắc đã bị tấn công bởi những người mang theo súng làm gần chục cán bộ, công an, dân thường chết và bị thương.

Những thông tin ban đầu báo chí đưa lên rồi rút xuống để chờ chỉ đạo của Công an, càng làm cho sự tò mò, tính nghiêm trọng của vụ việc kích thích xã hội hướng về Đắc Lắc. Ngay lập tức, những văn bản báo cáo bị rò rỉ cho người ta thấy được mức độ nghiêm trọng của nó.

Làm gì có chính sách Đại đoàn kết dân tộc?!

Ông Nguyễn Phú Trọng không ngừng kêu gọi và đôn đốc thực hiện chính sách Đại đoàn kết dân tộc mọi lúc, mọi nơi. Thế nhưng câu chuyện lại tác động ngược, vì đâu?

Từ những năm giữa thập niên 1980 của thế kỉ trước đến nay, chính sách Hòa hợp hòa giải dân tộc và chính sách Đại đoàn kết dân tộc được nhắc tới nhiều nhất, thậm chí hao tiền tốn của cho quá trình thực thi chính sách này, nhưng hiệu quả thì hoàn toàn ngược lại. Vì sao có chuyện tréo ngoe như thế này?!

Ảnh của nguyenvandai

Cuộc khởi nghĩa ở Đắk Lắk: Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp

Cuộc khởi nghĩa của đồng bào người Thượng nổ ra vào rạng sáng ngày 11 tháng 6 năm 2023. Hàng chục nghĩa quân được vũ trang súng, dao đã tấn công vào trụ sở hai xã Ea Ktieu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc.

Hậu quả là có 4 công an cấp xã, một bí thư, một chủ tịch và 3 thường dân bị thiệt mạng.

Tính tới ngày 21 tháng 6, đã có khoảng 74 nghĩa quân bị bắt giữ. Theo những nguồn tin không chính thức chưa thể kiểm chứng từ những người dân địa phương cho biết đã có hàng chục nghĩa quân hy sinh trong các đợt càn quét của bộ đội, công an và an ninh tỉnh Đăk Lăk.

Ảnh của nguyenvubinh

Thị trường bất động sản: hơn 30 tỷ USD “trùm mền” bất động!

     Trong loạt bài viết mới nhất trên báo Thanhnienonline,  “Hơn 30 tỷ USD giá trị bất động sản “trùm mền” bất động” ngày 15/6, “Gỡ pháp lý và bơm tiền “cứu” doanh nghiệp” ngày 15/6, “Doanh nghiệp bất động sản cần gỡ gì?” ngày 29/5, tác giả Đinh Sơn cho biết:

Ảnh của nguyenvubinh

Các luật sư bỏ chạy

     Vụ việc ba luật sư tham gia bảo vệ thân chủ vụ án Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ gồm luật sư Nguyễn Văn Miếng, Đặng Đình Mạnh và Đặng Kim Lân xuất hiện ở Hoa Kỳ mới đây đã gây xôn xao dư luận và cộng đồng mạng. Sự việc bắt nguồn từ việc các luật sư tố cáo cơ quan công an Long An vi phạm các quy định tố tụng, sau đó công an Long An đã triệu tập các luật sư vì có đơn tố giác các luật sư vi phạm luật an ninh mạng. Sau nhiều lần gửi giấy triệu tập, công an Long An đã ra văn bản truy tìm các luật sư… và cuối cùng ba luật sư nói trên đã đi khỏi Việt Nam và xuất hiện ở Hoa Kỳ.

Hậu quả của nền giáo dục lạc loài

Dân trong giới giáo dục và đông đảo người dân, hàng chục năm qua thường kêu rên: Xứ thiên đàng có nền giáo dục lạc hậu - lạc hướng - lạc nhịp. Tuy nhiên, "nền giáo dục lạc loài" tỏ ra phù hợp hơn. Đó là một nền giáo dục không giống ai. Một nền giáo dục dị hợm. Bởi lạc hậu - lạc hướng - lạc nhịp đều có thể chỉnh sửa để theo kịp (nếu lạc hậu), uốn nắn (nếu lạc hướng), chỉnh tốc độ phù hợp hơn (nếu lạc nhịp). Còn lạc loài thì vô phương sửa chữa.
 
Ảnh của Gió Bấc

Luật sư Đào Kim Lân sẽ báo cáo gì với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc?

Hai năm qua, các luật sư tham gia bào chữa cho các nạn nhân bị cáo oan ở Tịnh Thất Bồng Lai (TTBL) đã nhiều lần kiến nghị đến các cơ quan pháp luật và lãnh đạo đảng và nhà nước cao nhất về sai phạm của Công An (CA) huyện Đức Hòa và tỉnh Long An nhưng không được xem xét giải quyết. CA Long An lại tạo dựng đơn thư tố cáo các luật sư vi phạm điều 331, tạo cớ “mời”, ra “thông báo truy tìm” các luật sư để điều tra. Luật sư Đào Kim Lân đã bị cấm xuất cảnh không được tham dự lễ khai giảng ở trường cũ mà Luật sư từng học tập và tốt nghiệp.

Những tiếng súng từ câu chuyện Nam tiến

Vụ Tin Lành Degar những năm 2001, 2004, 2008 và vụ mới đây nhất, nhiều người đồng bào thuộc tộc người thiểu số vũ trang tấn công làm chết nhiều cán bộ ở huyện Cư Kuin tỉnh Đắc Lăk, Tây Nguyên, rồi sau đó là các vụ bắt bớ hàng loạt những người đồng bào thiểu số vận áo quần rằn ri trên khắp mọi miền Việt Nam, nếu nhìn bề ngoài, đây là một cuộc truy lùng tôi phạm, nhưng nhìn sâu vào bản chất, đây là một cuộc Nam tiến hết sức khốc liệt của người miền Bắc và cũng là câu chuyện giữ đất một cách vô vọng của người bản địa Tây Nguyên, cụ thể ở đây là các tộc người thiểu số.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS