Đi tù như đi nhà nghỉ?!

Trần Văn Dự - cựu Phó cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A08) Bộ Công an, nói trước toà: "Tôi số đen, không may thì thôi trả lại cho Nhà nước cũng được, không sao cả". Ông cũng nói lại lời nói của ông với vợ: ""Em chuẩn bị ba tỷ và anh sẽ đi nghỉ dưỡng một thời gian rồi sẽ về". Trong nhiều diễn biến khác, trong đó có một vụ người chồng đến đón vợ ra khỏi trại tạm giam (mà lẽ ra cô này phải tiếp tục ra tòa và thụ án vì tội cầm cái lô đề có tổ chức), anh chồng cũng tuyên bố khi thấy vợ khóc sụt sịt vì được thả rằng “khóc chi mà khóc, vào đó cũng giống như đi nhà nghỉ thôi!”...

Ảnh của DongPhungViet

Khảo tả đặc điểm của nhóm... “người Bắc có lý luận”

“Người Bắc có lý luận” chính thức trở thành yếu tố định tính của những cá nhân thủ giữ vai trò “trụ cột quốc gia” hồi 2015 – thời điểm đảng CSVN chuẩn bị cho Đại hội đảng CSVN lần thứ 12 (1/2016) để bầu giới lãnh đạo đảng nhiệm kỳ từ 2016 đến 2020.

Ảnh của Gió Bấc

“Cơ chế cảm ơn”, chính phạm vụ án “chuyến bay giải cứu”

Trong phiên tòa xử vụ án chuyến bay giải cứu, nhiều tình tiết vui như vỡ tấu hài, các bị cáo cựu quan chức dạy dỗ đạo đức cho nhau, lẩy kiều, làm thơ, thậm chí còn chê cơ quan tố tụng phạm luật, lọt tội, cáo buộc oan sai.

Điều thú vị nhất là, hầu hết các bị cáo nhận hối lộ từ năm bảy tỷ đồng đến 42 tỷ đồng đều cho rằng đó chỉ là quà “cảm ơn”. Những bị cáo bị buộc tội đưa hối lộ đã đưa ra bằng chứng họ bị sách nhiễu, rúng ép, nếu không “cảm ơn” thì không được việc. Một cán bộ công an còn gợi ý thẳng thừng, phải thực hiện “cơ chế cảm ơn”.

Đường Metro Sài Gòn trong trí nhớ

Nói đến Sài Gòn, lại nhớ đến khuôn viên xanh tươi và thảnh thơi của một trung tâm đô thị. Kể từ khi có lệnh chặt cây, Sài Gòn đại tiến về một bộ mặt mới là cào sạch cây xanh, đập bỏ thương xá Tax, lấp hồ bùng binh cây liễu… hơn một thập niên, nhiều người Saigon của thế hệ thương tiếc di sản miền Nam đã từ chối tham gia vào các hội hè diễn ra ở phố đi bộ.

Ảnh của Gió Bấc

Xử án vụ “Chuyến bay giải cứu”: phân chia lại tiền xương máu của người “Việt Kẹt”

Đại án “chuyến bay giải cứu” thực chất là vụ tham nhũng táng tận lương tâm, lợi dụng tình thế nguy khốn của người “Việt Kẹt” (người Việt kẹt ở nước ngoài trong mùa dịch) theo hệ thống. Quan chức bốn bộ và cả Văn phòng Chính phủ, cùng với lãnh đạo địa phương “tạo điều kiện” cho các doanh nghiệp tổ chức hàng ngàn chuyến bay combo với giá cao ngất trời xanh.

Ảnh của nguyenvubinh

Phiên tòa câm

     Phiên tòa xét xử vụ “Chuyến bay giải cứu” từ ngày 11/7/2023 đang diễn ra đã thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người dân Việt Nam. Với 54 bị cáo bao gồm các quan chức ở các bộ Ngoại giao, Y tế, Công an, Văn phòng Chính phủ cùng một số doanh nghiệp và người dân đưa hối lộ. Quy mô và mức độ phạm tội của các bị cáo trong vụ án  đều đi vào lịch sử tố tụng Việt Nam. Những vi phạm pháp luật, việc đưa và nhận hối lộ, mức độ trắng trợn và tàn ác đối với người dân trong đại dịch Coivid-19 đều đã bị bóc trần đến từng chi tiết.

Nắm dao đằng cán

Chuyện là ông Vũ Ngọc Minh, đại sứ VN tại Angola, khi nhận được lời đề nghị hỗ trợ đưa người Việt đi làm việc tại quốc gia ở Châu Phi này về nước vào giai đoạn cuối đại dịch 2022, đã nhanh chóng đưa ra 3 yêu cầu: nộp cho ông danh sách người về, và chỉ có ai được ông duyệt mới được lên máy bay. Điều thứ 3 thì nói sau.

Nghe qua, thấy như ông đại sứ này làm việc nhanh và công chính. Thế nhưng khi có danh sách, ông Minh nói ngay là phải chi mỗi người đi về là 3 triệu. Dựa vào điều 1 và điều 2, có nghĩa, ông Minh nắm dao đằng cán, ai có trong danh sách mà không nộp tiền, tức khỏi về.

Ảnh của nguyenvandai

Vụ chuyến bay giải cứu: Hình phạt nào làm quan chức CSVN tham nhũng sợ?

Từ ngày 11 tháng 7 năm 2023, toà án của nhà nước độc tài CSVN xét xử sơ thẩm vụ chuyến bay giải cứu với 54 bị cáo. Trong đó có 18 bị cáo là quan chức bị cáo buộc tội nhận hối lộ theo điều 354 Bộ Luật Hình sự và đối diện với khung hình phạt cao nhất là tử hình.


Nhưng tới ngày 17 tháng 7, trong phần luận tội của VKS thành phố Hà Nội chỉ có bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu trợ lý của thứ trưởng Bộ Y Tế Đỗ Xuyên Tuyên bị đề nghị hình phạt tử hình.

Chính sách công an trị, lợi bất cập hại

Khi anh giáo dục bằng bạo lực và đe nẹt, chắc chắn anh đã lấy dần đi tính người và quá trình giáo dục của anh sẽ sớm đẩy con người đi đến chỗ thú vật. Dạy người để thành một con thú, rất dễ một khi chọn bạo lực và cũng rất dễ bị chính con thú ấy quay lại cắn kẻ đã dạy nó. Bàn rộng ra, trong một xã hội dùng công an trị và biến mỗi công an trở thành một con thú giữ nhà của chế độ, sau đó biến nhân dân thành một bầy thú biết sợ hãi, đương nhiên chọn dùng bạo lực là một phép ưu tiên, và cái giá của việc biến nhân dân thành con thú là nguy cơ bị cắn tập thể rất cao.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS