Đọc văn bản như thế nào?

Cuộc chiến thông tin trong thời kỳ đại hội XII và động cơ điều khiển dư luận quá lộ liễu, thể hiện tràn lan trên các website có tuổi đời đôi khi còn ngắn hơn cả nhộng tằm và bởi các bút danh mọc như nấm sau mưa, khiến cho các kỹ năng tiếp cận văn bản trở nên rất cần thiết đối với người đọc. Vì thế, tôi quyết định chia sẻ một vài « mẹo » tiếp cận văn bản sau đây. Tôi cũng cảm phiền trước đối với những người đã rất thành thục các kỹ năng này.

Người tự ứng cử ĐBQH nên biết

Cứ năm năm một lần, ở Việt Nam lại định kỳ tiến hành bầu cử Quốc Hội và Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp. Đây là quá trình người dân thực hiện quyền lực chính trị của cá nhân mình để đưa ra quyết định lựa chọn ra các cá nhân thay mặt mình trong cơ quan quyền lực nhà nước.

Ảnh của nguyenhuuvinh

Thương tiếc một chứng nhân thời đại, một nạn nhân cộng sản

Một thời sống với niềm tin chui

Tôi biết đến tên của linh mục Mattheu Vũ Khởi Phụng những năm đang học Đại học. Những năm tháng đó, nhóm sinh viên Công giáo chúng tôi vẻn vẹn chỉ có hơn ba chục đứa ở tất cả các trường Đại học miền Bắc. Phần thì do phương tiện thông tin liên lạc và giao thông lúc đó khó khăn, phần thì hoàn cảnh xã hội không thuận tiện cho những người mang niềm tin tôn giáo, nhất là công giáo, có thể bày tỏ niềm tin của mình. Bởi cuộc "cách mạng về Tư tưởng và văn hóa" hết sức triệt để và tàn khốc, nhất là đối với tầng lớp sinh viên, học sinh.

Ảnh của nguyenlanthang

Ông Nguyễn Phú Trọng có xứng đáng là người đại biểu nhân dân

Sắp tới đây Việt Nam sẽ tổ chức bầu đại biểu quốc hội lần thứ 14. Liệu có bao nhiêu người dân bình thường biết được ông Nguyễn Phú Trọng là đại biểu quốc hội? Và liệu người dân suy nghĩ gì về tư cách đại biểu của ông? Mời quý vị theo dõi video sau đây

Ảnh của tuongnangtien

Công Chúa Giữa Rừng Lào

S.T.T.D  Tưởng Năng Tiến

Lào, dường như, là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có nhật báo tiếng Hoa.

Patrick Boehler - New York Times

Cùng lúc với thời gian đồng tiền Đông Dương còn lưu hành ở Việt/ Miên/ Lào, chuyện (vui) sau đây cũng được lưu truyền quanh bàn nhậu:

Tận thế, đến từ chúng ta

(Tranh: The end of the world, của họa sĩ Jose Gutierrez Solana)

Những năm gần đây, số lượng phim có đề tài về ngày tận thế của trái đất ngày càng nhiều. Đi xa hơn, là những kịch bản mô tả – như một cách nhằm hướng dẫn cách tồn tại – nơi một thế giới đã sụp đổ.

 

Trong Walking Dead, loạt phim truyền hình kéo dài nhiều năm về chủ đề thế giới đã tận cùng, loài người diệt vong, những vấn đề về đạo đức, nhân tâm… luôn được đặt ra rằng ở giai đoạn đã vào hỗn mang, con người có cần gìn giữ nhân tính của mình hay không, niềm tin và sự tốt đẹp có cần thiết không?

 

Ảnh của nguyenlanthang

Truyền thông dân sự, cơ hội và thách thức

Trong những năm gần đây, hoạt động đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi quyền con người có sự phát triển vượt bậc nhờ sự lớn mạnh nhanh chóng của hệ thống truyền thông dân sự. Hàng chục hội đoàn, nhóm truyền thông kể cả công khai và ẩn mặt tương tác với hàng chục triệu người sử dụng internet khắp mọi nơi. Tuy có những tiến bộ đáng kể, nhưng các hoạt động này không phải là không có những bất cập, những thách thức không nhỏ.

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (IX)?

Tạm kết thúc loạt bài này bằng cách tóm tắt lại một số ý sau đây :

Xét về đòi hỏi của thực tiễn, xét về yêu cầu bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước cũng như gìn giữ văn hóa và các giá trị đạo đức, các giá trị nhân văn của xã hội, cải cách phải trở thành một tất yếu, phát triển nội lực phải trở thành một tất yếu. Tình thế đòi hỏi phải cải cách. Trong tình trạng của Việt Nam hiện nay, không thể không cải cách, không thể không phát triển nội lực.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS