Ảnh của songchi

Ở trọ trên quê hương

Song Chi.

Những ai đã từng sống và làm việc ở những quốc gia văn minh phát triển, có một thể chế chính trị tự do dân chủ và tiến bộ, có thể nhận thấy một điểm chung ở các quốc gia ấy là thái độ sống và làm việc của hầu hết tất cả mọi người, từ nhân dân tới chính quyền, đều tận tâm, tận hiến, vì đất nước, xã hội, vì tương lai của mình, của con cháu mình và những người khác.

Ai sẽ chịu trách nhiệm trên đất nước này?

Cuộc tranh cãi gay gắt giữa hai phe phụ huynh vẫn không ngớt về nạn bắt cóc trẻ em, hiện râm ran trong từng gia đình.Người ta kể về những chuyện giành giật lại con cháu mình từ bọn bắt cóc ở ngã tư, có người may mắn, có người thì chỉ còn khóc hận.
Cuộc tranh cãi dữ dội hơn, ngay sau khi có lời tuyên bố của trung tá Nguyễn Quang Thắng, phó phòng tham mưu Công an TPHCM rằng không thể có nạn bắt cóc tràn lan trên đường phố.
Theo ông Quang Thắng thì cơ quan công an điều tra chỉ tiếp nhận duy nhất một vụ như vậy mà thôi.

Những dự án ngàn tỉ: người dân cần sự minh bạch

Dự án ngàn tỉ đồng lát đá granite cho những vỉa hè Sài Gòn đã vấp phải những lời phản ứng dữ dội từ dân chúng. Ngày 29.3, UBND Quận 1 đã phải tổ chức họp báo để cải chính. Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Phó Chủ tịch UBND nói rằng thông tin trước đó không chính xác.

Tiếc thay, ngay cả những thông tin “nói lại cho rõ” của đại diện UBND Quận 1 cũng có điều gì đó chưa minh bạch, lại càng dấy lên sự xao động trong suy nghĩ của dân chúng, rằng vào thời điểm đầy khó khăn của nền kinh tế, của doanh nghiệp… tại sao chính quyền vẽ ra dự án xa xỉ và không hợp lý này để làm gì.

Thông điệp của Bộ chính trị mới ?

Có lẽ rất nhiều người Việt Nam, khi theo dõi diễn biến của Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam, bị đặt trước câu hỏi : trong tình hình nguy ngập về mọi phương diện hiện nay của đất nước, ĐCSVN, vốn kiên quyết tự giành cho mình độc quyền lãnh đạo tuyệt đối, liệu có đủ khả năng tiến hành những cải cách chính trị, để giải quyết các vấn đề trầm trọng của đất nước hay không ?

Ảnh của nguyenvubinh

Về tỷ lệ phiếu bầu trúng cử đại biểu quốc hội ở Việt Nam

     Trong những lần bầu cử quốc hội Việt Nam trước đây, chúng ta thường được nghe, xem trên các phương tiện truyền thông Việt Nam tuyên truyền rằng, các đại biểu quốc hội được nhân dân lựa chọn, bầu vào quốc hội với đa số phiếu bầu 95-97%, có người 98-99%. Báo chí còn nói rằng, tỷ lệ người dân đi bầu trong độ tuổi bầu cử là từ 90-95%. Đại khái, các số liệu đều gần như tuyệt đối, nếu người nào trúng cử dưới 90% là rất không bình thường. Người dân ai cũng hiểu, tỷ lệ đó hầu như không có ý nghĩa trong cơ chế đảng cử dân bầu, đảng quyết định tất cả.

Ông nào nói chia tay cũng vậy thôi!

Dường như hầu hết các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam khi về hưu hay sắp mất chức cũng có những hành động phá bĩnh, cũng nói quá một chút những việc mà lúc đương chức dù có biết, có đủ khả năng làm họ cũng không bao giờ nhắc đến. Cái sự nói quá kiểu như Nguyễn Sinh Hùng thì chép miệng nói rằng “với hàng trăm khoản thuế như vậy thì dân làm sao sống nổi!” hoặc “cơ quan hành chính của chúng ta làm việc quá rườm rà, thủ tục quá phức tạp”. Hay ông Nguyễn Tấn Dũng nói về vấn đề sống tử tế, nói về đặt để cấp quản lý chưa phù hợp.

Một thủ đoạn gạt ứng cử viên độc lập?

Nguyễn Tường Thụy

Trong số mấy trăm người đến phiên tòa xử anh Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) và chị Nguyễn Thị Minh Thúy, có một số người bị bắt giữ, ra quyết định cảnh cáo và sau đó có một số nhận được giấy mời đến công an phường “để làm rõ việc tập trung đông người”.

Điều đáng chú ý là trong số này, hầu hết là những người ứng cử độc lập vào quốc hội khóa 14 tới đây. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, anh Nguyễn Đình Hà, chị Đặng Bích Phượng, chị Nguyễn Thúy Hạnh. Các ứng cử viên độc lập còn lại hôm đó không có ai có mặt tại khu vực tòa án. 

Những mảnh đời dân oan

Tôi và các bạn hoạt động trong các nhóm xã hội dân sự đều đã nhiều lần đến với dân oan, ít nhất cũng từ 5 năm nay. Chúng tôi đến với họ vào những ngày thường, những ngày giáp Tết Nguyên đán và những phút giao thừa mỗi năm. Chúng tôi đem đến cho họ mấy lời động viên, một chút quà với mong muốn an ủi về tinh thần, một chút vật chất góp phần giúp họ vượt qua những lúc khó khăn nhất.

Vì sao phải gấp rút bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo Nhà nước?

Phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13 sẽ làm thay cho Quốc hội khóa 14 trong việc phê chuẩn 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt của nhà nước trong nhiệm kỳ 2016-2021. Đây là một việc làm vi phạm hiến pháp và pháp luật hiện hành của Nước CHXHCN Việt nam. Vậy lý do tại sao mà ban lãnh đạo Việt nam lại gấp rút tiến hành việc làm này?

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS