Ảnh của canhco

Đảng và ác bá

Năm 2012 trên Cánh cò có bài “Cường hào ác bá đỏ”, lúc ấy tập trung vào vụ án khu cống Rộc của anh em Đoàn Văn Vươn với các chi tiết:

Ảnh của nguyenvubinh

Vấn đề liên minh dân chủ

     Trong công cuộc đấu tranh dân chủ, việc kết hợp, hợp tác giữa những cá nhân trong một nhóm, một tổ chức thường được gọi là đấu tranh có tổ chức. Các tổ chức hợp tác, bắt tay với nhau để thực hiện chung một hay nhiều công việc, ngắn hạn hay dài hạn được gọi là liên minh, liên minh giữa các tổ chức dân chủ, hay liên minh dân chủ. Yêu cầu về liên minh đặt ra khi mục tiêu (ngắn hạn hoặc dài hạn) của tổ chức vượt quá năng lực của tổ chức đó. Có những liên minh chiến lược, lâu dài nhưng cũng có những liên minh ngắn hạn, giai đoạn, thậm chí có liên minh chỉ để thực hiện một công việc cụ thể.

Bàn về các Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 ở Việt Nam

Thời gian gần đây, trên mạng internet nhiều người tự hào khi cho rằng, từ tháng 3/1945 nước Việt Nam đã có một bản Tuyên ngôn Độc lập của Vua Bảo Đại và sau đó ngày 17-4-1945 Chính phủ của nhà nước Đế Quốc Việt Nam được thành lập với Thủ tướng là ông Trần Trọng Kim. Đây được cho là một chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và thống nhất. Đã có nhiều người ca ngợi Chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim, cho rằng đây là một chính phủ tuy còn non trẻ, nhưng chỉ trong vài tháng đã có thể thực hiện được nhiều điều cải cách mà những người dân hiện nay vẫn còn đang mơ tới.

Vậy sự thật của vấn đề này là như thế nào?

Ảnh của canhco

Chiếc giường và trái bắp

Câu chuyện chiếc giường của chị Toàn ở làng Thành Liên, xã Trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa viết xong vẫn ám ảnh mãi. Nỗi ám ảnh nhân lên nhiều lần khi câu chuyện tòa nhà hình trái bắp của Đà Nẵng như một con dao cùn cứ chọc sâu vào vết thương của người theo dõi.

Dao cùn vì những chuyện vung vãi tiền bạc không còn xa lạ gì ở cái chính quyền này nữa. Nếu làm thống kê về phung phí tiền trong tất cả các nước trên thế giới, Việt Nam may ra chỉ thua Tàu, phần còn lại chả chịu kém ai.

Ảnh của canhco

Cái đêm hôm ấy vận vào ngày nay.

Câu chuyện 28 năm về trước từng ám ảnh cả nước nay quay trở lại với chính cái nơi mà nó từng xảy ra. Trở lại với nội dung không sai một mảy may chỉ khác là nhân vật trẻ hơn, nghèo hơn và nhất là chung quanh nó không ai còn căm phẫn như ngày xưa, thậm chí người ta xem nó bình thường, không có gì phải ầm ĩ.

Ngày 23 tháng 1 năm 1988 báo Văn Nghệ lúc ấy do nhà văn Nguyên Ngọc coi sóc, đã đăng một bút ký của nhà văn Phùng Gia Lộc mang tên “Cái đêm hôm ấy đêm gì?” kể lại câu chuyện của một gia đình mà tác giả chứng kiến.

Vụ 16 nạn nhân bị mổ nội tạng: Tin không chính xác hay "cậu đánh máy" oan?

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

 

Ngày 10/8/2016, trên mạng xã hội xuất hiện Thông báo số 487/TB-CAH của Công an huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Thông báo này dẫn Thông báo số 117/CAT-PV11 của CA tỉnh Lào Cai, có nội dung “Tại địa phận giáp ranh Việt Nam - Trung Quốc, tỉnh Hà Giang, trong 6 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 16 vụ/16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ nội tạng…đối tượng là người Trung Quốc”.

Sau đó, ngày 11/8/2016, Bộ công an, rồi CA tỉnh Lào Cai, CA tỉnh Hà Giang bác bỏ thông tin trong Thông báo này.

Cải chính chi tiết từ bài phỏng vấn Nghệ sĩ Kim Tuyến

 

Ngay sau bài phỏng vấn nữ nghệ sĩ Kim Tuyến tại miền Nam California về đời sống và ký ức văn nghệ của bà, tôi có nhận được một lá thư từ Thái Lan từ một người quen biết đến một nhân vật được nghệ sĩ Kim Tuyến nhắc đến trong bài là ông Phạm Ngọc Trảng.

Thư đính chính tên đúng của ông Trảng là họ Phạm, tên Ngọc Trảng, chứ không phải là họ Nguyễn, tên Văn Trảng, cùng kèm theo nhiều tư liệu rất sống động để nhắc thêm về nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tuyến nói rằng chị hết sức ngưỡng mộ.

Tiền Cát-sê là bao nhiêu?

Sau hai pha trình diễn vừa đấm vừa xoa diễn ra trong vòng chưa đầy ba tháng, kịch hạ màn, mọi chuyện trởi nên tối tăm hơn người ta tưởng. Nhưng cuộc đời vốn dĩ vậy, tối tăm trong cái nhìn của người này thì lại sáng sủa, tươi mát trong mắt kẻ khác. Câu chuyện biển chết, cá chết, ngư dân thất nghiệp, kinh tế miền Trung bị khủng hoảng vẫn chưa hề dịu xuống chút nào, Formosa chỉ mới trả 250 triệu Mỹ kim tiền bồi thường thì lại có thêm chuyện nhà nước hoàn thuế cho Formosa số tiền tương đương với 500 triệu Mỹ kim.

Ảnh của nguyenhuuvinh

Quê mình đang "tan da... rữa thịt"

Anh đã về Hà Tĩnh những ngày qua
Cá nổi không còn, cá chìm thì vô khối
Rình trước, theo sau...  bầy kền kền hôi thối
Trước giặc thì hèn, với dân lại hung hăng

Anh đã về với biển... để hoang mang
Biển đã chết, vật vờ con sóng nhỏ
Vắng bóng người, vắng con thuyền lưới vó
Người dân giờ chẳng dám xuống rửa chân

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS