Trong thời dịch bệnh, Facebook xiết chặt ngôn luận ở Việt Nam như công an

Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3/2020, Facebook nhiều lần được nhắc tên trên báo chí về những việc ngăn cản ngôn luận đầy khó hiểu, đặc biệt liên quan đến vấn đề dịch bệnh Coronavirus.

Việt Nam có thể vỡ đê Covid_19 bất kỳ giờ nào

Bước vào năm 2020, biến cố đầu tiên khiến tôi mất ngủ mấy đêm liền là rạng sáng ngày 9 tháng 1, không hiểu sao do linh cảm hay một thứ gì đó thôi thúc, tôi không ngủ được, dậy bật máy, vào facebook, ngay lúc đó, trang tin chính xuất hiện video-clip phát trực tiếp của facebooker Nguyễn Thị Tâm, cảnh nhập nhoạng, chớp lóe, nổ đì đùng. Giọng người phụ nữ trong video đầy hoảng hốt “Chúng đã tấn công Đồng Tâm rồi!...”. Và sau đó là cái chết của cụ Lê Đình Kình cũng như hàng loạt vụ bắt bớ, đánh đập và trấn áp man rợ…

Ảnh của nguyenvandai

Bài học Trần Bắc Hà trong quan trường của chế độ cộng sản

Mới đây, Cơ quan điều tra, Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển VKS đề nghị truy tố 12 bị can trong vụ án có liên quan đến bố con ông Trần Bắc Hà.


Trần Bắc Hà là tiêu biểu cho loại quan chức cộng sản khi có chức, có quyền, có thế thì có thể hô mưa, gọi gió. Nhưng khi hết quyền, hết chức, hết thế thì sống và chết trong nhục nhã và đau đớn.

COVID-19: Các tổ chức nhân quyền quốc tế lo ngại lạm dụng “tình trạng khẩn cấp” để đàn áp nhân quyền

Tiếp tế cho người thân bị cách ly tại Đại học Quốc gia TP. HCM (Ảnh: Internet)

Liên minh Các Tổ chức Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS) có trụ sở tại Nam Phi, với 9.000 thành viên trên toàn thế giới nói rằng: “Trong đại dịch COVID-19, các chính phủ không nên coi các biện pháp khẩn cấp là cái cớ để hạn chế quyền công dân”.

Ảnh của nguyenvubinh

Một năm kinh tế buồn…

     Đại dịch virus Corona xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc đã quét qua hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngoài nỗi sợ hãi, nhân mạng mà đại dịch gây ra, cướp đi thì nền kinh tế thế giới nói chung, và nền kinh tế từng quốc gia cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề. Đại dịch gây ra sự gián đoạn công việc của cá nhân, sự đứt gãy quy trình sản xuất của từng nhà máy, xí nghiệp và công ty. Sự phong tỏa của các địa phương, các tỉnh thành, thậm chí quốc gia cũng đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, giá trị của một nền kinh tế thế giới đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhau giữa các quốc gia.

Ảnh của NguyenTrangNhung

Đài Loan, hình mẫu chiến đấu với Covid-19

Hình: Các binh sĩ trong bộ đồ bảo hộ khử trùng thang lên máy bay sau khi một chiếc máy bay của China Eastern Airlines hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đào Viên ở thành phố Đào Viên, Đài Loan, ngày 11/3 (Nguồn: Bộ Quốc Phòng/EPA)

Hãng tin ABC News của Mỹ gần đây có bài viết với tựa đề 'Đài Loan làm hình mẫu cho thế giới về cách chiến đấu với virus corona' ('Taiwan sets example for world on how to fight coronavirus').[1]

Ảnh của Gió Bấc

Cấm dân tụ tâp đông người, đảng tưng bừng đại hội

Tụ tập đại hội đảng giửa mùa đại dịch

Chính phủ đang kêu gọi toàn dân tham gia phòng chống dịch do virus Vũ Hán mà yếu tố hàng đầu là hạn chế đi lại, cấm tụ tập đông người.

Ý thức trách nhiệm với cộng đồng Tòa Giám Mục Sài Gòn thông báo tạm ngừng hành lễ trong mùa dịch, Giáo hội Phật Giáo cũng thông báo tổ chức lễ Phật Đản đơn giản.

Ảnh của nguyenhuuvinh

Virus Vũ Hán tạo những cơn cuồng nộ

Virus “lạ”

Đại dịch do virus Vũ Hán gây ra trên toàn thế giới đã đến giai đoạn trở thành thảm họa. Đến giờ này, đã có hơn nửa triệu người được xác định là nhiễm bệnh được phát hiện và hơn 24.000 người chết bởi loại virus này.

Chưa bao giờ, cả thế giới lại quan tâm đến một sinh vật nhỏ bé mà thường ngày chẳng một ai nhìn thấy, chưa bao giờ xuất hiện.

Nói theo ngôn ngữ nhà nước Việt Nam thường dùng khi những điều không hay đến từ Trung Quốc thì đó là “virus lạ”.

Ảnh của nguyenhuuvinh

Sự lúng túng của chính phủ thể hiện điều gì?

Chỉ trong vòng 3 ngày, từ 23 đến 25/3/2020 đã có liên tục 3 công văn hỏa tốc từ Văn phòng Thủ tướng chính phủ, Bộ Công thương cho đến Tổng Cục Hải Quan liên quan đến việc ngừng xuất khẩu gạo theo ý kiến của Thủ tướng là để “bảo đảm an ninh lương thực”.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS