You are here

Blog

Tăng lương cơ sở, ai cười, ai khóc?

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm nay, lương cơ sở của công chức, viên chức nhà nước được tăng theo hệ số mới. Đây là tin vui của những người làm việc trong hệ thống Nhà nước, bởi chí ít, mức lương mới sẽ bảo đảm cho họ bù giá trong quá trình lạm phát kinh tế, bụng họ không đến nỗi xệp. Và đương nhiên, họ cũng sẽ nở được nụ cười khi nhận lương. Điều này bù cho đa số người sẽ thấy buồn, lo và khóc mếu. Vậy người cười thì thấy rồi, còn người khóc là ai?

Ảnh của nguyenvandai

LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ CƠ SỞ - CÁNH TAY NỐI DÀI CỦA BỘ CÔNG AN

Từ 1/7/ 2024, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (LLBVANTTCS) đã bắt đầu chính thức hoạt động trên toàn quốc. Đây là lực lượng được hình thành từ 3 lực lượng sẵn có, bao gồm: công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố và dân phòng. 

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở (Luật số 30) được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày 28/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 với chức năng và nhiệm vụ là xây dựng, củng cố, sắp xếp, bố trí lực lượng, giám sát tình hình an ninh trật tự ở từng địa phương.

Thấy gì từ "đại gia" ngày nay?

Báo VNExpress ra ngày 2 tháng Bảy năm 2024 đưa tin [1]: "Trường Quốc tế Mỹ (AISVN) bị đóng cửa trong 12 tháng", bắt đầu từ ngày 1 tháng Bảy năm 2024. Ngôi trường này được thành lập vào năm 2006, trụ sở tại huyện Nhà Bè. Năm học vừa qua, trường có hơn 1.310 học sinh, phần lớn theo chương trình IB. Học phí của AISVN là 280-725 triệu đồng một năm, tùy bậc học. Tức là hơn 10.000 USD đến 30.000 USD cho mỗi học sinh theo học. Chi phí học chưa tính: tiền ăn trưa, xe đưa đón v.v...
 
Ảnh của nguyenhuuvinh

QUỐC HỘI LÀ CÔNG CỤ CỦA CÔNG AN

Những bộ luật “Chẳng giống ai”

Thời gian qua, dư luận xã hội Việt Nam xôn xao bởi những hoạt động trên diễn đàn của cái gọi là “Quốc hội” Việt Nam.

Người ta xôn xao bởi ở đó có những dự luật mà ngay khi đưa ra, đã vấp phải những phản ứng gay gắt của dư luận, của xã hội bởi nó “chẳng giống ai”, bởi nó chứa trong đó sự vô lý đến mức ai cũng phải lắc đầu vì “không hiểu nổi”.

Ảnh của nguyenhuuvinh

 “KHÓA TU MÙA HÈ”: MỘT GÓC NHÌN VỀ BẢN CHẤT TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM

Những “khóa tu mùa hè” hỗn loạn

Hàng năm, những ngày hè đến, nhiều chùa tổ chức những “khóa tu mùa hè” cho học sinh mới lớn với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn học sinh mỗi khóa.

Điều đó vẫn xảy ra thường niên như một điều tất nhiên mà hầu như chẳng ai có ý kiến về những vấn đề liên quan việc tập trung, giáo dục cũng như những điều kiện về mọi mặt ở những lớp học, những “khóa tu” đó.

Hối lộ, tham nhũng nơi cửa chùa

Nạn tham nhũng không những hoành hành trong hệ thống quản lý, chính trị mà nó đang trở thành tệ nạn của tôn giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật Giáo. Đến thời điểm này, có thể nói rằng rất khó để tìm tìm ra một ngôi chùa, một sư trụ trì thuộc hệ thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trực thuộc nhà nước mà không vấy bẩn tham nhũng, thụt két nhà chùa và hối lộ. Tấm bằng tiến sĩ đầy tai tiếng và có vấn đề của Thích Chân Quang chỉ là một cá nhân bị phanh phui, và còn bao nhiêu tấm bằng như vậy, đó là câu chuyện lại liên quan đến tham nhũng, hối lộ và tham vọng quyền lực.

Ảnh của Gió Bấc

Bằng tiến sĩ siêu tốc nặng mùi hương khói cúng dường!

Cơn thịnh nộ về các bài giảng nghiệp báo cúng dường xàm xí chưa yên, dư luận lại bùng nổ về bằng tiến sĩ luật siêu tốc của Thích Chân Quang. Chỉ sau hai năm, ngay trong mùa covid, anh cử nhân luật hệ tại chức bỗng dưng trở thành tiến sĩ. Trường Đại học Luật Hà Nội (ĐHL) lên tiếng phân bua tất cả đều đúng quy trình nhưng Bộ Giáo dục – Đào Tạo yêu cầu báo cáo chi tiết. Mạng xã hội điều tra đào bới và nhiều dấu hiệu cho thấy bằng tiến sĩ này bốc mùi hương khói cúng dường rất nặng.

Ảnh của nguyenvandai

Bằng tiến sĩ Luật của Thượng toạ Thích Chân Quang phải bị thu hồi và xử lý lãnh đạo Đại học Luật Hà Nội.

Những ngày vừa qua, dư luận trên mạng xã hội và báo chí của nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin, bình luận rất nhiều về bằng tiến sĩ Luật của Thượng toạ Thích Chân Quang(tức ông Vương Tấn Việt) do Đại học Luật Hà Nội cấp trong thời gian chỉ 2 năm. Trong khi đó, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Đại học Luật Hà Nội thì thời gian đào tạo với nghiên cứu sinh tiến sĩ có trình độ cử nhân là 4 năm.

Trang

Subscribe to RSS - blog