You are here

Blog của nam gia

Chó hùa - Chuyện đời nay (phần 2)

"Chó hùa" - Chuyện Đời Nay
 
Ngót nghét 70 năm từ thuở đó, thói tánh này không hề "nguôi ngoai" chút nào với bản chất lưu manh - côn đồ, vốn có của dòng máu "dân đói thì đói nhưng nghe nói cướp chính quyền thì đi ngay”.
 

Chó hùa - Chuyện đời nay (phần 1)

"Chó hùa" - Chuyện Đời Xưa
 
Trương Vĩnh Ký (Petrus Ký) sanh tại Vĩnh Long vào năm 1837 và mất năm 1898, thọ 62 tuổi. Có thể gọi ông Petrus Ký là ông Tổ của nghề báo tại Việt Nam, với tờ Gia Định Báo phát hành ngày 18/4/1865 (cách đây tròm trèm 160 năm) tại Sài Gòn và là tờ báo đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ.
 

Kiều bào nào vậy?!

Tin được đưa ra vào ngày 21 tháng Tám năm 2024 từ trang "Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài" phỏng vấn Thứ trưởng bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng [1] với câu hỏi: Sau 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, còn đặt ra những yêu cầu và thách thức gì cho công tác này trong tình hình mới, thưa Thứ trưởng?" Bà Thứ trưởng Bộ Ngoại giao trả lời, trong đó có đoạn: "... công tác vận động NVNONN mặc dù đã có bước đột phá, nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn.

Phở hay bất cứ món ăn nào cũng không thể gọi "tri thức dân gian"

Ngày 12 tháng Tám năm 2024, báo Nhân Dân cho biết [1] : "Mặc dù nhiều địa phương trong cả nước có món phở, nhưng phở gắn bó lâu đời với cuộc sống người dân Hà Nội, trở thành thức quà phổ biến, gắn với tập quán, văn hoá ẩm thực của Hà Nội. Mới đây, phở Hà Nội đã được ghi vào danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia" theo quyết định mang số 2328/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch". Phần in đậm và nghiêng cho thấy đầu óc "đất lề quê thói" với cách đặc sệt "phân biệt vùng miền" của báo Nhân Dân.
 

Liệu ông Tô Lâm có thành công hay không?

Sau khi trúng cử chức Chủ Tịch nước vào ngày 22 tháng Năm năm 2024, ông Tô Lâm tiếp tục được toàn thể Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN tín nhiệm để đảm nhận vai trò Tổng Bí thư vào ngày 3 tháng Tám năm 2024.
 
So với ông Võ Văn Thưởng [1] khi trúng cử Chủ Tịch nước với tỉ lệ 98,38%, ông Tô Lâm vượt lên theo tỉ lệ 99,97%. So với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng [2], khi được tín nhiệm chức Chủ tịch nước chiếm tỉ lệ 99,97%, ông Tô Lâm đạt mức 100%.
 

Nguyễn Phú Trọng - Nhà đức dục.

Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời ngày 19 tháng Bảy năm 2024. Quốc tang được tổ chức cho ông ta với tư cách đương kim Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 25 và 26 tháng Bảy năm 2024. Ông Trọng là vị Tổng Bí thư đầu tiên ở Việt Nam gần nửa thế kỷ - tính từ 1975 - tại nhiệm lâu nhứt với gần 3 nhiệm kỳ liên tiếp hơn 13 năm, kể từ tháng Giêng năm 2011 đến ngày mất.
 
Sự qua đời của ông Trọng để lại nhiều tranh luận nhưng chủ yếu có hai trường phái tạm gọi: Chỉ Trích (C.T) và Kính Yêu (K.Y).
 

Một đời công cốc có đòi được không?!

Ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam - vừa được trao tặng huân chương Sao Vàng ngày 18 tháng Bảy năm 2024 vào lúc 13 giờ 43 phút - báo VNExpress cho hay [1].

Số phận của tôi và số phận của thầy chùa.

Số phận của tôi
 
Hồi trẻ - cách đây khoảng 40 năm về trước - tôi không tin vào những gì mà người đời thường gọi "điềm lành" hay "điềm gở". Cũng như nhiều thanh niên khác, tôi hăm hở lao vào công việc và kinh doanh thêm bên ngoài, để đủ tiền săn sóc cho vợ con.
 

Thấy gì từ "đại gia" ngày nay?

Báo VNExpress ra ngày 2 tháng Bảy năm 2024 đưa tin [1]: "Trường Quốc tế Mỹ (AISVN) bị đóng cửa trong 12 tháng", bắt đầu từ ngày 1 tháng Bảy năm 2024. Ngôi trường này được thành lập vào năm 2006, trụ sở tại huyện Nhà Bè. Năm học vừa qua, trường có hơn 1.310 học sinh, phần lớn theo chương trình IB. Học phí của AISVN là 280-725 triệu đồng một năm, tùy bậc học. Tức là hơn 10.000 USD đến 30.000 USD cho mỗi học sinh theo học. Chi phí học chưa tính: tiền ăn trưa, xe đưa đón v.v...
 

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nam gia