You are here

Blog của nguyenanhtuan

BIỂN ĐÔNG: PHÉP THỬ Ý ĐẢNG LÒNG DÂN (P.2)

Nhưng cớ sao người dân lại giữ một thái độ như vậy?

Có ý kiến nói rằng vì lòng yêu nước của người dân đã nhiều lần bị xúc phạm: Từng viết bài, xuống đường phản đối Trung Quốc nhưng nhẹ thì bị đánh đập, sách nhiễu, nặng thì bị bắt bớ, giam cầm nên giờ họ không còn tha thiết nữa.

Có thể là vậy, nhưng nếu lẽ thường thực tâm yêu nước thì đoạn đầu đài cũng chẳng ngán, huống chi chỉ là đòn roi và ngục tù.

BIỂN ĐÔNG: PHÉP THỬ Ý ĐẢNG LÒNG DÂN (P.1)

Nếu đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển chỉ dừng ở mức va chạm, Ba Đình có xu hướng bóp nghẹt truyền thông và ngăn chặn biểu tình vì rủi ro trên bờ khi đó sẽ lớn hơn trên biển.

Khi đụng độ leo thang tới mức có nguy cơ xung đột vũ trang, sẽ bắt đầu xuất hiện những lời kêu gọi yêu nước, như đang râm ran hiện nay. Truyền thông bắt đầu được mở van nhỏ giọt, biểu tình được chiếu cố, miễn sao vẫn trong tầm kiểm soát về quy mô và chủ đề. Như cánh cửa mở hé, sẽ đóng sập lại ngay nếu chuyện ngoài biển không còn căng thẳng nữa.

Han Dongfen sẽ nói gì về vụ Hà Văn Nam? (P.2)

Han Dongfen, từng là lãnh tụ công nhân, sáng lập công đoàn độc lập đầu tiên (Liên đoàn Công nhân Tự quản Bắc Kinh BWAF) trong thời gian diễn ra vụ Thiên An Môn, là một trong những tiếng nói có thẩm quyền nhất về phong trào quyền lao động ở Đại Lục bởi lẽ sau biến cố Thiên An Môn ông đã sáng lập China Labor Bulletin - tổ chức làm việc gần gũi với các nhà hoạt động quyền lao động trong nước.

Han Dongfen sẽ nói gì về vụ Hà Văn Nam? (P.1)

Vậy là đúng như dự đoán, chính quyền đã không chút khoan nhượng nào với các lái xe đơn thuần chống lại bất công ở những trạm thu phí BOT đường bộ. 

Hà Văn Nam và 6 tài xế khác đã bị kết án tù giam ngày hôm qua trong một phiên tòa 'công khai nhưng kín' vốn đã quá quen thuộc của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa mỗi khi có vụ án bị coi là nhạy cảm. 

VIỆT NAM CẦN MỘT THÁI ĐỘ KHÁC (P.2)

Phía lãnh đạo cộng sản Việt Nam, vốn dĩ xây dựng tính chính danh dựa trên thành tích bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và phái sinh của nó là một thứ chủ nghĩa dân tộc bài Tàu thường xuyên được mài dũa, lại đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan nguy ngập hơn. Vừa phải tỏ vẻ thần phục Trung Cộng để mua thời gian, vừa phải tìm mọi cách chứng tỏ với quốc dân rằng sự thần phục đấy chỉ là hình thức, là chiến thuật ngoại giao khôn khéo để cho thấy là họ vẫn xứng đáng nắm quyền. Họ kỳ thực rất sợ kịch bản mất đảo, bởi nó sẽ khiến:

VIỆT NAM CẦN MỘT THÁI ĐỘ KHÁC (P.1)

Trong bối cảnh hội nhập hôm nay, bất luận tình hình chính trị có biến chuyển thế nào thì hướng phát triển của Việt Nam vẫn là hướng biển, tức hướng Đông. Ngay cả Chiến lược Kinh tế Biển của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định tới năm 2020 kinh tế biển sẽ góp hơn 50% GDP cả nước, và con số này còn tăng lên nữa theo thời gian.

Trong khi đó, hướng bành trướng chính của Trung Quốc, ngày nào nó còn là một đế chế như hiện nay, vẫn luôn là hướng Nam, nhằm khống chế tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất đi qua nơi đây.

Vì sao Trung Quốc ưa quấy nhiễu Việt Nam ở Biển Đông?

Năm năm kể từ khi kéo giàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc nay lại tiếp tục thử lửa quốc gia láng giềng phương Nam bằng việc vừa gửi đội tàu khảo sát địa chấn vừa triển khai tàu cảnh sát biển trang bị vũ khí hạng nặng quấy rối giàn khoan của Việt Nam.  

Trước chỉ là khảo sát, thăm dò, nhưng nay đã là quấy nhiễu, cản trở hoạt động khai thác dầu khí bình thường của Việt Nam, cho thấy bước leo thang mới của Trung Quốc trong một khu vực hứa hẹn sẽ còn căng thẳng hơn nữa bởi các tranh chấp chủ quyền phức tạp kéo dài.

VinGroup cần nhìn nhận lại cách ứng xử với truyền thông?

VinGroup đang trong giai đoạn chuyển đổi từ một doanh nghiệp bất động sản sang sản xuất, mà điện thoại VSmart và xe VinFast là những sản phẩm đầu tiên được trình làng.

Hoàn toàn dễ hiểu và hợp lý khi VinGroup xác định tham vọng vươn ra thị trường quốc tế của họ chỉ có thể thành hiện thực sau khi đã làm chủ thị trường trong nước. 

Mà muốn thế thì việc truyền thông về sản phẩm nói riêng, tập đoàn nói chung chắc hẳn được ưu tiên hàng đầu, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam vẫn có tâm lý chuộng các thương hiệu nước ngoài.

Vài lời chia sẻ sau khi trả lời phỏng vấn Finanical Times về VinGroup

Vừa qua Finanical Times, một trong những thời báo kinh doanh quốc tế hàng đầu đã có một bài dài và chi tiết về tập đoàn tư nhân số 1 Việt Nam, VinGroup. Trong bài báo được đầu tư nhiều thời gian và công sức này có một phần phỏng vấn tôi trong tư cách một người hoạt động xã hội ở Việt Nam từng có những bài viết về VinGroup trên mạng xã hội. 

EVFTA: MỚI NỬA CHẶNG ĐƯỜNG

Mười tháng trước đây, trong bài viết bên dưới [*], tôi có bàn về những trở lực đối với EVFTA, từ quyền lao động (chưa phê chuẩn các Công ước ILO cốt lõi), đến môi trường (chưa có những thay đổi về mặt thể chế bảo vệ môi trường, đơn cử là báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của các dự án chưa được công khai) và xã hội dân sự (phải được tham gia vào quá trình giám sát việc thực thi các cam kết).

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenanhtuan