You are here

Blog của nguyenanhtuan

NHỮNG NGƯỜI THẾ HỆ CHÚNG TÔI

Tôi tình cờ gặp Lê Hữu Minh Tuấn ở Hội An nhiều năm trước. Buổi nói chuyện ngắn ngủi nhưng ấn tượng để lại là một bạn đồng trang lứa sống có lý tưởng và thương người.

Hôm nghe tin Tuấn bị bắt, tôi vào Facebook bạn ấy, vốn chỉ chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh về gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, có một bài đăng nói lên rất nhiều về Tuấn:

Công lý chi bộ

Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất trong phiên xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải là việc 17 thẩm phán giơ tay biểu quyết y án tử hình. 

Không khác gì một phiên họp chi bộ đảng. 

Cũng dễ hiểu thôi khi mà 17 thẩm phán trong Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, cũng như toàn bộ thẩm phán Việt Nam, đều là đảng viên - chỉ riêng thực tế này đã đủ để phủ nhận mọi lập luận về tính độc lập của hệ thống tòa án Việt Nam hiện nay. 

CÔNG LÝ BẤT TOÀN

Mong muốn nắm bắt bản chất hay sự thật khách quan của một vụ án để phân xử đúng người, đúng tội quả thật là đẹp.

Vừa không bỏ lọt tội phạm, vừa không hàm oan người vô tội, có gì hoàn mỹ hơn thế?

Tuy nhiên, đẹp là một chuyện, khả thi hay không lại là chuyện khác.

Vì lẽ biết một sự việc hoàn toàn đúng như nó xảy ra có lẽ là đặc quyền của duy nhất Đấng Toàn Năng, nên công lý toàn hảo như trên chỉ có thể đến từ quyền năng của Ngài.

Y án tử hình Hồ Duy Hải: Địa chỉ trách nhiệm đích thực ở đâu?

Khi Viện (VKSNDTC) và Toà (TANDTC) mới bắt đầu cãi nhau, công chúng còn có thể hi vọng.

Vì đứng đầu Viện và Toà đều là Uỷ viên Trung ương, ngang cấp nhau nên chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.

Nhưng khi Bộ Công an chính thức tuyên bố: “Tử hình Hồ Duy Hải là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”, hi vọng ấy nhanh chóng tiêu tan.

Bởi Bộ trưởng Bộ Công an là Uỷ viên Bộ Chính trị, cao hơn hẳn hai ông đứng đầu Toà và Viện.

THỐNG NHẤT

45 năm đã qua nhưng chỉ riêng việc gọi tên ngày 30/4 vẫn còn quá nhiều tranh cãi.

Không ít người, nhất là từ bên thắng cuộc, với sự thiện chí đáng ghi nhận, muốn 30/4 được gọi là Ngày Thống Nhất, thay vì cụm từ ‘giải phóng miền Nam’ đầy hợm hĩnh.

Tuy nhiên, thiện chí là một chuyện, chính xác hay không lại là chuyện khác.

Có người nói nhờ 30/4 thì người dân hai miền Nam Bắc được tự do đi lại nên gọi ‘thống nhất’ là đúng rồi. Nhưng nếu muốn hai miền được tự do đi lại thì như khối Schengen, chỉ cần một hiệp định là đủ, cần gì phải thống nhất.

Tham nhũng trong chống dịch và sự bất lực của Tổng Bí thư

Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị cho kỳ Đại hội XIII của mình, đồng nghĩa với việc công cuộc chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động đã kéo dài gần hết một nhiệm kỳ 5 năm. 

Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của công cuộc này như thế nào trong việc giải quyết căn cứ vấn nạn tham nhũng thế nào vẫn còn là một câu hỏi bị bỏ ngỏ. Người ủng hộ thì dẫn chiếu trường hợp những quan chức cấp cao bị đưa vào lò. Kẻ hoài nghi thì cho rằng ‘cái lò có mắt’, biết lựa chọn củi nào bỏ lò, củi nào không.

Mùa dịch ở Việt Nam: Điều gì đang chờ đợi phía trước?

Chưa cần đến chỉ thị ngày 31/3 với thuật ngữ mơ hồ "cách ly xã hội" của Thủ tướng, rất nhiều hoạt động đã bị đình trệ từ nhiều ngày qua ở Việt Nam, và hứa hẹn sẽ còn kéo dài một thời gian khá lâu nữa. 

Một cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô lớn đang dần hiện ra trước mắt người dân Việt Nam, đi liền với đó là nỗi lo lắng đang dần thế chỗ niềm hân hoan "ngạo nghễ" với thành tích chống dịch của đất nước. 

Bệnh nhân T21 và câu hỏi dành cho Tổng Bí thư

Lâu nay chuyện quan chức ở Việt Nam sống đời xa hoa không phải chuyện gì xa lạ. Thi thoảng mạng xã hội lại lan truyền hình ảnh biệt phủ của ông quan huyện này, tỉnh kia, bộ nọ khiến không ít người phải cám cảnh khi so sánh với đời sống lam lũ khổ cực của dân nghèo từ thôn quê cho đến thành thị. 

Tuy nhiên thông tin kiểu này hiếm khi được xác thực. Người ta có thể đồn đoán và kể cho nhau nghe lúc trà dư tửu hậu về mức độ xa hoa lãng phí của quan chức song hiếm khi có cơ quan chức năng hay báo chí nào vào cuộc để đưa ra kết luận khẳng định những đồn đoán ấy là sự thật. 

Vì sao Đồng Tâm?

Mười ngày sau biến cố Đồng Tâm, bên cạnh cảm giác bàng hoàng, phẫn nộ, nhiều người vẫn không khỏi băn khoăn trước câu hỏi vì sao chính quyền lại hành động như vậy?

Bởi lẽ, ngay cả đứng trên phương diện lợi ích của chính quyền, hành động này rõ ràng lợi bất cấp hại khi nó đã xói mòn nghiêm trọng tính chính danh của chế độ, đặc biệt là với quần chúng nông dân vốn là trụ cột ủng hộ. 

Chỉ có thể lý giải rằng chính quyền đã không còn sự lựa chọn nào khác mới xuống tay như vậy. 

Song, hoàn cảnh nào đã khiến họ không còn lựa chọn nào khác?

Đôi lời về Đồng Tâm

Có bạn gửi tôi clip bản tin thời sự VTV 7h tối hôm 13/1/2020, trong đó có đoạn anh Quang cháu nội cụ Kình, với nhiều thương tích trên mặt, khai rằng “vào xem trang cá nhân của Lê Dũng Vova, Hồ [nghe không rõ], Nguyễn Anh Tuấn, Tuấn Đà Nẵng tôi thấy họ là những người chống phá nhà nước và nhiều lần về gặp ông Lê Đình Kình để xin tài liệu viết bài không đúng sự thật”.

Nhiều người thân, bạn bè tỏ ý lo lắng cho tôi, trong khi một số bạn dư luận viên xem chừng rất vui mừng, hỉ hả bảo tôi, ‘sắp lên thớt’, ‘chạy ngay đi’.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenanhtuan