Vậy là đúng như dự đoán, chính quyền đã không chút khoan nhượng nào với các lái xe đơn thuần chống lại bất công ở những trạm thu phí BOT đường bộ.
Hà Văn Nam và 6 tài xế khác đã bị kết án tù giam ngày hôm qua trong một phiên tòa 'công khai nhưng kín' vốn đã quá quen thuộc của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa mỗi khi có vụ án bị coi là nhạy cảm.
Để thể hiện tinh thần đoàn kết, nhiều người hoạt động nhân quyền đã bày tỏ sự ủng hộ bằng nhiều cách khác nhau, cả trên mạng lẫn ngay trước khu vực xét xử. Các tổ chức quốc tế cũng ngay lập tức lên án kết quả phiên tòa mà họ cho là bất công. Amnesty International, vốn quan tâm đến trường hợp Hà Văn Nam ngay từ khi anh bị bắt, ngay sau khi phiên tòa kết thúc đã phản đối mạnh mẽ bản án và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do 'ngay lập tức và vô điều kiện' cho các tài xế.
Nghĩa là, dù Hà Văn Nam không hoạt động nhân quyền, hoặc ít nhất là anh chưa từng nhận như vậy, song nhiều người cả trong nước lẫn quốc tế có vẻ như đang nhìn nhận anh như một người hoạt động nhân quyền với tất cả những ý nghĩa tốt đẹp của từ này.
Trong khi ích lợi của cách tiếp cận này, nhất là trong việc đoàn kết các hội nhóm dân sự từ nhiều lĩnh vực khác nhau, là rõ ràng, nó đồng thời cũng đặt ra một số vấn đề cần suy nghĩ và trao đổi thêm.
Chính quyền liệu có mạnh tay hơn vì không muốn tỏ ra yếu ớt, nhất là trước các tổ chức quốc tế? Các tài xế khác, nhất là những người chưa quen thuộc với các vấn đề chính trị, nhân quyền, và lâu nay lại ủng hộ Hà Văn Nam sẽ nghĩ gì khi thấy các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng bảo vệ anh, coi anh như một người hoạt động nhân quyền? Ủng hộ sẽ nhiều hơn hay ít hơn? Có e ngại gì không?
Trong trường hợp này, Trung Quốc, lân bang có chung mô hình quản trị nhà nước và xã hội, có thể được coi như một ví dụ (case study) tốt để so sánh khi mà phong trào quyền lao động lên cao ở nước này thường dẫn đến việc bắt bớ những công nhân năng nổ, có uy tín.
(còn nữa)
Bài bình luận gần đây