You are here

Blog của nguyenthituhuy

Việt Nam : độc lập gắn liền với dân chủ hóa

Phân tích chính trị Việt Nam hiện thời là một việc rất khó, khó ngay cả đối với những người có kiến thức về chính trị.

Lịch sử do chính chúng ta tạo ra bằng hành động của mình

Thưa quý độc giả,

Hôm qua, tôi đã giới thiệu bản « Tuyên bố về chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình ». Hôm nay, tôi vừa đọc được « Lời kêu gọi về việc đón Tập Cận Bình tại Việt Nam » của 20 tổ chức xã hội dân sự. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả toàn văn lời kêu gọi dưới đây.

Ký vào bản Tuyên bố, chúng ta bày tỏ một thái độ. Tham gia biểu tình, chúng ta thực hiện một hành động. Thời điểm này, trách nhiệm đối với lịch sử và đối với vận mệnh quốc gia đòi hỏi chúng ta bày tỏ thái độ và đòi hỏi chúng ta hành động.

Tập Cận Bình sang Việt Nam trước thềm đại hội Đảng và thái độ của chúng ta

Thưa quý độc giả,

Báo chí chính thống Việt Nam cho biết ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc và đồng thời là Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, sẽ tới thăm Việt Nam vào hai ngày 5 và 6 tháng 11, sẽ gặp các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam và sẽ phát biểu trước Quốc hội.

Diễn biến hòa bình hay cải cách để phát triển

Cách đây hơn một năm, khi tôi còn ở Việt Nam, một người làm việc trong ngành an ninh nói rằng muốn nghe ý kiến của tôi về « Diễn biến hòa bình ». Câu trả lời tức thời của tôi lúc đó là : « Đối với Việt Nam hiện nay, diễn biến hòa bình không phải là vấn đề, hoặc đó chỉ là một vấn đề giả, trong khi vấn đề thực sự của Việt Nam là cải cách để phát triển và để bảo tồn độc lập ».

« Tòa án nhân dân » Trần Nhật Quang và những bi hài của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa

Vụ phe nhóm Trần Nhật Quang tấn công Nguyễn Lân Thắng và gia đình một lần nữa cho thấy chính quyền đương nhiệm muốn quay trở lại sử dụng một số biện pháp của chủ nghĩa toàn trị thời kỳ đầu, thời kỳ đẫm máu và tàn bạo với các vụ thanh trừng và giết người hàng loạt mà Việt Nam cũng không tránh khỏi, được thể hiện qua những vụ thanh trừng Nhân văn Giai phẩm và cải cách ruộng đất.

Những tử tù oan, luật pháp xã hội chủ nghĩa và lương tâm xã hội

Bên cạnh « dân oan », « tử tù oan » đang xuất hiện như một hiện tượng đặc thù của chế độ chính trị Việt Nam đương đại. Có thể tìm thấy một cách dễ dàng trên mạng hồ sơ của những tử tù Nguyễn Văn  Chưởng, Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh đã được công khai với tất cả các dấu hiệu oan sai.

Cái giá phải trả cho những sai lầm cố tình của cơ quan tư pháp có thể là sinh mạng của những người dân vô tội.

Quyền sống là quyền tối cao của mỗi người. Hiến pháp Việt Nam cũng ghi nhận quyền này, như hiến pháp của mọi nước khác.

Nhà báo trong các chế độ xã hội khác nhau

Hôm qua, vì nhận được email từ một người bạn của Đỗ Hùng nên tôi viết bài « Nhà báo và sự nô lệ tự nguyện ». Hôm nay, vì bài báo ấy mà một người bạn của tôi trách cứ tôi đã lảng tránh vụ việc Lê Diễn Đức và RFA.

Thực ra, tôi không có ý định lảng tránh, nên nhân tiện bị trách cứ tôi đưa ra đây quan điểm của mình về hai vụ việc nhìn qua tưởng như là giống nhau. Những điểm giống nhau giữa hai vụ việc nhiều người đã nói. Những điểm khác nhau cũng đã được đề cập đến.

Ở đây tôi chỉ phân tích một điểm khác biệt mang tính chất cơ bản giữa hai vụ này.

Nhà báo và sự nô lệ tự nguyện

Hôm nay tôi nhận được email từ một người bạn của nhà báo Đỗ Hùng. Câu chuyện phóng viên này bị tước thẻ nhà báo vì một status đùa nghịch trên facebook cá nhân vẫn đang còn là thời sự. Chưa có phản ứng gì từ đồng nghiệp của Đỗ Hùng trong giới báo chí chính thống.

Tôi viết bài này như một sự chia sẻ với phản ứng của người bạn của Đỗ Hùng. Và cũng để nói rằng tôi rất đồng tình với các nhận định của nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh về vụ việc này.

Trước khi nói tiếp xin mời độc giả xem bức biếm họa dưới đây

Công an và luật pháp

Cơ quan an ninh, theo định nghĩa, là lực lượng bảo vệ an toàn xã hội, bảo vệ con người và quyền con người. Tuy nhiên, trong thực tế, công an Việt Nam liên tục thực hiện các hành vi xâm phạm quyền con người, vi phạm luật pháp và hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Làm gì và phải sống như thế nào? (II)

Rốt cuộc, những câu hỏi này (« phải làm gì ? », « phải sống như thế nào ? ») sẽ có giá trị chung và mang một ý nghĩa rộng lớn hoặc mang lại hiệu quả thiết thực chỉ khi nào mà mỗi người chúng ta tự đặt cho chính mình. Nghĩa là chỉ khi nào sự trăn trở về lối sống, sự khao khát hành động trở thành nhu cầu nội tâm của từng người thì lúc đó xã hội mới có đủ động lực để thay đổi.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenthituhuy