You are here

Blog của nguyenthituhuy

Bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa ?(IV)

Đầu năm 2016, ngay trước đại hội XII của đảng cộng sản Việt Nam, tôi có viết một loạt bài đặt vấn đề về khả năng cải cách hệ thống chính trị ở Việt Nam. Lúc đó, phải thừa nhận rằng tôi có đôi chút hy vọng khi diễn giải kết quả của đại hội như là sự thắng thế của những lãnh đạo muốn giữ một sự độc lập nhất định với Trung Quốc và muốn chống tham nhũng, mà dẫn đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư tái cử.

Bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa ?(III)

Phần này bàn đến vai trò và ý nghĩa của các tổ chức và các đảng phái chính trị trong công cuộc dân chủ hoá ở Việt Nam.

Trước khi bàn sâu vào vấn đề, cần làm sáng tỏ một điều : việc thành lập các tổ chức và các đảng phái chính trị là hoàn toàn hợp hiến ở Việt Nam.

Dưới đây là các điều khoản trong Hiến pháp 2013, hiến pháp hiện hành, làm chỗ dựa pháp lý cho nhận định trên :

Điều 2  

1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa ?(II)

Khi tiếp tục suy nghĩ  về câu hỏi : « Bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hoá ? », tạm thời tôi đứng trước mấy câu trả lời sau đây : 1/ Nội bộ lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, nếu họ có chuyển biến về nhận thức. 2/ Các đảng phái và các tổ chức chính trị chuyên nghiệp, nếu có thể hình thành được từ cơ sở xã hội dân sự và phong trào dân chủ hiện nay. 3/Ấp lực và phản ứng đủ mạnh của người dân. 4/Các cá nhân mà vị trí công việc hoặc uy tín cho phép có ảnh hưởng tới số đông dân chúng. 5/ Các dịch giả, các nhà phân tích và truyền thông cả phi chính thống lẫn chính thống.

Đối thoại và lòng tin (III)

Để viết phần thứ ba của bài này, tôi trở lại với câu chuyện của tướng Wojciech Jaruzelski, và tiến hành một vài phân tích bài viết TƯỚNG W. JARUZELSKI (1923 – 2014)  đã được giới thiệu trên trang Dân Quyền.

Bài viết trình bày tiểu sử và vai trò của tướng Jaruzelski trong công cuộc dân chủ hóa ở Ba Lan.

Đối thoại và lòng tin (II)

Chúng ta đã nói nhiều đến việc người dân Việt Nam đánh mất lòng tin vào lãnh đạo. Đó là một thực tế dễ nhận thấy. Nhưng còn một thực tế khác, quan trọng hơn và mang tính quyết định hơn nhiều trong sự thất bại của việc giải quyết các khủng hoảng xã hội ở Việt Nam, thực tế đó là: người Việt đánh mất lòng tin đối với nhau.

Đối thoại và lòng tin (I)

Tôi dự định, trước khi tiếp tục các phần tiếp theo của chủ đề « bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa ? », sẽ viết một số bài giới thiệu về hoạt động bầu cử tổng thống đang diễn ra ở Pháp, làm cơ sở cho diễn giải của tôi về các vấn đề của Việt Nam.

Bầu cử vòng một ở Pháp và một vài phản ứng của báo chí về trường hợp Sarkozy

Nước Pháp đang bước vào vòng một của chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2017. Bầu cử vòng một diễn ra trong nội bộ các đảng chính trị. Các ứng viên sẽ cạnh tranh với nhau để được chọn làm người đại diện cho đảng mình tham gia vòng bầu cử quốc gia.

Trả lời nhà thơ Hoàng Hưng trong ngày quốc khánh Pháp

Hôm nay tôi nhận được một email của nhà thơ Hoàng Hưng, nhằm thông báo cho tôi biết Văn đoàn Độc lập bị hiểu lầm do một câu văn trong bài « Thư gửi Phạm Đình Trọng », và đề nghị tôi giải tỏa hiểu lầm.

Tôi đoán câu văn có thể dẫn đến ngộ nhận về sự minh bạch của Văn đoàn độc lập là câu này : « Đặc biệt chi tiết liên quan đến sự minh bạch tài chính của Văn đoàn độc lập, đến cách làm việc công khai và đầy tự trọng của chị Ý Nhi ».

Bộ phận nào trong xã hội có thể đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa ?(I)

Cách đây không lâu, Lê Anh Hùng có đặt ra một vấn đề ở tầm chiến lược : « Cách mạng dân chủ ở Việt Nam: từ dưới lên hay từ trên xuống? », đồng thời đưa ra một số phương án về khả năng chuyển đổi dân chủ ở Việt Nam.

 

Thư gửi Phạm Đình Trọng

Dưới đây là một lá thư riêng, trả lời một bức thư đầy tâm huyết của nhà văn Phạm Đình Trọng, nhưng xét thấy thư thì riêng nhưng vấn đề lại là vấn đề chung, nên tôi quyết định công bố rộng rãi. Hy vọng những dòng này có thể có một ích lợi nhất định nào đó đối với các tổ chức đang bước đầu hình thành ở Việt Nam.

---

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenthituhuy