You are here

Blog của nguyenthituhuy

Có nên xé bỏ Hiến pháp ?

Trước tiên, tôi xin phép không đồng ý với ông Bùi Quang Vơm, khi trong bài « Vẫn lại chuyện vi hiến » ông cho rằng việc Quốc hội 13 bãi nhiệm gần như toàn bộ chính phủ để bầu chính phủ mới trong kỳ họp cuối cùng của mình là một chuyện tào lao.

Bãi nhiệm và bổ nhiệm thần tốc: vai trò lịch sử của Quốc hội khóa 13

Trong khi tôi đang tìm cách trả lời câu hỏi: “Giả định rằng, việc bầu cử chức danh lãnh đạo chủ chốt lần này chỉ là bầu cho Quốc hội khóa 13 và bầu cho nhiệm kỳ của Quốc hội khóa 13, nhiệm kỳ 2011-2015; trong trường hợp này Quốc hội 13 có vi phạm luật pháp không?”, thì đọc được tin trên báo Tuổi trẻ ngày 9/4 về “​Kết quả Quốc hội phê chuẩn các thành viên Chính phủ”, giới thiệu 27 thành viên của chính phủ mới

Vi hiến hay không vi hiến ?

Chính trị Việt Nam đang ở trong một giai đoạn vô cùng thú vị, với những chuyển động rất đáng được quan tâm và rất đáng được phân tích. Sự hấp dẫn càng tăng do tính chất bí mật, tính chất thiếu minh bạch của các hoạt động chính trị đặc thù cho thể chế cộng sản. Sau mỗi khép mở của tấm màn đen, sau mỗi sự kiện, vô số các bình luận được gợi lên. Các bình luận có thể bay tứ tung các ngả, và các bình luận có thể đối lập nhau như nước với lửa, như mặt trăng và mặt trời, như ngày và đêm…

Quốc hội khóa 13 và Quốc hội khóa 14 và Hiến pháp xã hội chủ nghĩa

Tại sao Quốc hội Việt Nam khóa 13 lại vượt quá quyền hạn của mình, vội vàng bầu bốn chức vụ chủ chốt của bộ máy quyền lực? Câu hỏi này đã lan truyền trong nhân dân từ khi thông tin về về việc này được đưa ra, và cũng đã có nhiều diễn giải.

Quan hệ Việt-Trung có bất đồng hay không ?

 Tôi bảo lưu nhận định rằng tại thời điểm cụ thể này rất khó đánh giá và nhận diện về một số vấn đề của chính trị Việt Nam, đặc biệt về mối quan hệ với Trung Quốc, và không dễ để xác định trong hàng ngũ lãnh đạo ai thuộc xu hướng lệ thuộc Trung Quốc và ai có xu hướng thoát Trung. Điều mà ta có thể phỏng đoán là đang có sự đấu tranh giữa hai khuynh hướng này trong đảng. Hoặc cũng có thể phỏng đoán là có sự đấu tranh giữa hai khuynh hướng này trong đầu của mỗi lãnh đạo trong đảng.

Thông điệp của Bộ chính trị mới ?

Có lẽ rất nhiều người Việt Nam, khi theo dõi diễn biến của Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam, bị đặt trước câu hỏi : trong tình hình nguy ngập về mọi phương diện hiện nay của đất nước, ĐCSVN, vốn kiên quyết tự giành cho mình độc quyền lãnh đạo tuyệt đối, liệu có đủ khả năng tiến hành những cải cách chính trị, để giải quyết các vấn đề trầm trọng của đất nước hay không ?

Nhớ ba, một ngày cuối năm

Đến khi ba mất tôi mới nhận ra rằng tôi chẳng hiểu ba bao nhiêu. Rất nhiều điều muốn hỏi mà tôi đã không hỏi khi ba còn sống. Nên bây giờ phải tự suy đoán để hiểu ba.

Đây là một trong những điều cần phải tìm hiểu để nhận biết con người ba : có hai tổ chức mà ba cương quyết không chịu gia nhập, Đảng cộng sản Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam. Tại sao ?

Mặc dù đời ba, xét từ những khía cạnh căn bản nhất, dính líu đến cả hai tổ chức đó.

Đọc văn bản như thế nào?

Cuộc chiến thông tin trong thời kỳ đại hội XII và động cơ điều khiển dư luận quá lộ liễu, thể hiện tràn lan trên các website có tuổi đời đôi khi còn ngắn hơn cả nhộng tằm và bởi các bút danh mọc như nấm sau mưa, khiến cho các kỹ năng tiếp cận văn bản trở nên rất cần thiết đối với người đọc. Vì thế, tôi quyết định chia sẻ một vài « mẹo » tiếp cận văn bản sau đây. Tôi cũng cảm phiền trước đối với những người đã rất thành thục các kỹ năng này.

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (IX)?

Tạm kết thúc loạt bài này bằng cách tóm tắt lại một số ý sau đây :

Xét về đòi hỏi của thực tiễn, xét về yêu cầu bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước cũng như gìn giữ văn hóa và các giá trị đạo đức, các giá trị nhân văn của xã hội, cải cách phải trở thành một tất yếu, phát triển nội lực phải trở thành một tất yếu. Tình thế đòi hỏi phải cải cách. Trong tình trạng của Việt Nam hiện nay, không thể không cải cách, không thể không phát triển nội lực.

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (VIII)?

Bài trước chúng ta nói rằng, trong tình hình hiện nay cải cách là vấn đề sống còn của Việt Nam, vấn đề tồn tại hay không tồn tại, độc lập hay mất nước, cải cách đang là yêu cầu và là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, những ai quan tâm đến tương lai của Việt Nam đều thấy rõ điều này. Tuy nhiên, câu hỏi là : tầng lớp lãnh đạo của Việt Nam có nghĩ như vậy hay không, có nhìn thấy như vậy hay không, có hiểu được ý nghĩa sống còn của yêu cầu cải cách hay không ?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenthituhuy