You are here

Blog của nguyenthituhuy

Bông sen cho dư luận viên

Ý tưởng của bài viết này xuất phát từ một nỗi băn khoăn chung của mọi người, trong đó có tôi, trước việc đa số dư luận viên sử dụng bút danh chứ không dùng tên thật. Dĩ nhiên cũng có một số rất ít dư luận viên dùng tên thật, họ không phải là đối tượng của bài viết này.

Tiếp tục suy nghĩ về những vụ bắt bớ gần đây

Những gì diễn ra trong những năm gần đây và nhất là trong những ngày gần đây khiến tôi tự đặt cho mình câu hỏi này : phải chăng đang diễn ra một quá trình tái toàn trị hóa (trở lại với thời kỳ toàn trị) tại Việt Nam ?

Những nghiên cứu của Hannah Arendt cho phép bà xác định rằng khái niệm chủ nghĩa toàn trị (totalitarisme) được áp dụng cho hai hệ thống duy nhất : hệ thống cộng sản Liên Xô dưới thời Staline và hệ thống quốc xã Đức thời Hitler. Sau cái chết của hai lãnh tụ toàn trị này, hệ thống toàn trị sụp đổ, cái còn tiếp tục tồn tại được gọi là hệ thống độc tài cộng sản.

Tặng nhà văn Nguyễn Quang Lập

Tôi viết mấy dòng ngắn ngủi này, hôm nay, khi biết tin anh Nguyễn Quang Lập bị bắt.

Xin kể ra đây một chi tiết chỉ có anh Lập và tôi biết. Tôi nghĩ, bây giờ mọi người nên biết.

Ngày 16/3/2014, tôi gửi tác giả của blog Quê Choa bài « Bao giờ anh thôi sống hèn ? », để nhờ anh công bố. Bài đó mở đầu bằng lời mào đầu (chapeau) sau đây :

« Tôi gửi nhà văn Nguyễn Quang Lập, một người đàn ông không hèn mà tôi biết, bài viết này, nhờ anh giới thiệu trên blog Quê Choa. »

Vì sao tham nhũng ?

 

Vì sao dối trá ?

Trước những vấn nạn của đất nước, của dân tộc ngày hôm nay, những người Việt Nam nào còn một chút lương tri, còn có trách nhiệm và còn suy nghĩ đều tự đặt câu hỏi: « vì sao chúng ta đến nông nỗi này ? ». Và đã có không ít người đi tìm nguyên nhân trong căn tính của dân tộc.

Con đường của IDS

 

Thật thú vị khi thấy bài « Nghịch lý nhân sự » của tôi nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả C. Nguyễn, khiến ông/bà viết bài trao đổi dưới nhan đề « Vài ý kiến về bài viết “Nghịch lý nhân sự” của Nguyễn Thị Từ Huy ».

Nghịch lý nhân sự (II)

Xin nhắc lại câu hỏi ở cuối phần trước của bài này :

Trường hợp ông Nguyễn Sự rất hiếm hoi, vậy có nghĩa là việc ông được lựa chọn không đại diện cho cách lựa chọn người để kết nạp đảng viên và bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo các cấp ?

Câu trả lời có thể gây ngạc nhiên : kể cả trong bối cảnh mua bán chức quyền hiện nay, đảng vẫn tìm đến những người có năng lực và đạo đức để mời họ vào đảng, với điều kiện là những người đó không biểu hiện các quan điểm khác với quan điểm của đảng. Dĩ nhiên, với đối tượng này đảng bị từ chối nhiều, nhưng cũng không ít người nhận lời.

Nghịch lý nhân sự (I)

Đánh giá về năng lực của đảng viên, đặc biệt là của các đảng viên đứng ở cương vị quản lý các cấp, hiện nay có hai luồng ý kiến khác nhau, khác đến mức đối lập nhau. Không cần phải so sánh các tin tức trên hai luồng báo chí đối lập (lề phải/lề trái) để có nhận xét này. Chỉ cần đọc báo chính thống cũng thấy được sự mâu thuẫn trong đánh giá về năng lực lãnh đạo và quản lý của hệ thống cán bộ.

Đối lập hay không đối lập ?

 

Khi tiếp tục suy nghĩ về hiệu quả của phong trào dân chủ ở Việt Nam, tôi bị dẫn dắt tới một vấn đề mà tôi cố gắng trình bày ngắn gọn sau đây.

Các nhà nghiên cứu sử học khi xem xét trường hợp Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu đã có nhận xét rằng các chế độ cộng sản rất giỏi tạo ra các đối lập cuội (fausse opposition), tức là các tổ chức hoặc các đảng phái không phải cộng sản nhưng hoàn toàn nằm trong sự điều khiển của đảng cộng sản, hoặc do đảng cộng sản lập ra, điều này nhằm tạo ra một tình trạng dân chủ giả.

Sự thật và dân chủ

Trong những ngày này, khi hình ảnh của sinh viên và người dân Hong Kong tràn ngập trên truyền thông của thế giới, đã có nhiều lý giải về việc tại sao những gì đang diễn ra ở Hong Kong lại đã không thể diễn ra ở Việt Nam, và chưa biết bao giờ mới có thể hình dung một cảnh tượng như thế ở Việt Nam.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của nguyenthituhuy