Ai chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết?

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ luận điệu “Kẻ phản động, chia rẽ nội bộ, chia rẽ dân tộc, gây mất đoàn kết trong nhân dân” để chỉ “những thế lực thù địch” gồm những nhà hoạt động dân chủ, những người tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng mô hình xã hội dân sự cho bản thân, gia đình và thân hữu của họ. Trong thực tế, ai là kẻ chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết dân tộc? Đây là câu hỏi cần được trả lời khách quan và thỏa đáng!

Nhà báo trong các chế độ xã hội khác nhau

Hôm qua, vì nhận được email từ một người bạn của Đỗ Hùng nên tôi viết bài « Nhà báo và sự nô lệ tự nguyện ». Hôm nay, vì bài báo ấy mà một người bạn của tôi trách cứ tôi đã lảng tránh vụ việc Lê Diễn Đức và RFA.

Thực ra, tôi không có ý định lảng tránh, nên nhân tiện bị trách cứ tôi đưa ra đây quan điểm của mình về hai vụ việc nhìn qua tưởng như là giống nhau. Những điểm giống nhau giữa hai vụ việc nhiều người đã nói. Những điểm khác nhau cũng đã được đề cập đến.

Ở đây tôi chỉ phân tích một điểm khác biệt mang tính chất cơ bản giữa hai vụ này.

Ảnh của canhco

Hứa đi sông ơi…

Người lãnh đạo vốn được xem là ngôi sao dẫn đường của đất nước. Bất kể quốc gia theo thể chế nào, sự tỏa sáng của ngôi sao dẫn đường luôn là yếu tố cần thiết đầu tiên để dân chúng tin vào và hợp tác, hay chí ít tin vào với sự yên tâm rằng đã có người lo phần ăn ngủ cho gia đình mình một cách đáng tin cậy. Lãnh đạo càng tỏa sáng, niềm tin càng lớn mạnh trong lòng người dân.

Putin là một ví dụ của nước Nga.

Dù ông ta độc tài và cách quản trị đất nước chuyên chế không khác mấy với thời ông còn trong tổ chức KGB trước đây: độc tài, quyết đoán và bè phái.

Tương lai chính trị Việt nam, nhìn từ Malayxia?

Đối với người Việt nam, khi nhắc đến các nền dân chủ ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thì thường người ta nghĩ đến Thái lan (dù rằng hiện nay Thái lan đang được quản lý bởi một chính quyền quân sự sau đảo chính), mà ít người nghĩ đến Singapore, vì họ cho rằng đó là một quốc gia có nền dân chủ trong khuôn khổ và mang hơi hướng độc tài, gia đình trị.

Chị Hồ Thị Kim Chung trong cơn bạo bệnh và nỗi oan chưa được giải tỏa

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

 

Hồ Thị Kim Chung: Chỉ khi nào nỗi oan của gia đình tôi được giải tỏa, tôi mới có thể nhắm mắt được

Mấy hôm nay, tin chị Hồ Thị Kim Chung bị ung thư phổi làm bàng hoàng những người dân oan và anh chị em trong các nhóm xã hội dân sự. Khi mọi người đến thăm chị ở bệnh viện 354 (quân đội) thì chị đã yếu lắm, nói không ra tiếng. Ngày 9/9 tôi đến thăm chị thì mới biết, chị đã vào bệnh viện Thanh Nhàn một tháng nay và mới chuyển sang bệnh viện 354 từ ngày 4/9.

Nhà báo và sự nô lệ tự nguyện

Hôm nay tôi nhận được email từ một người bạn của nhà báo Đỗ Hùng. Câu chuyện phóng viên này bị tước thẻ nhà báo vì một status đùa nghịch trên facebook cá nhân vẫn đang còn là thời sự. Chưa có phản ứng gì từ đồng nghiệp của Đỗ Hùng trong giới báo chí chính thống.

Tôi viết bài này như một sự chia sẻ với phản ứng của người bạn của Đỗ Hùng. Và cũng để nói rằng tôi rất đồng tình với các nhận định của nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh về vụ việc này.

Trước khi nói tiếp xin mời độc giả xem bức biếm họa dưới đây

Tháng bảy tro bụi

 

Tháng bảy âm lịch ngày gần cạn, ngôi chùa nhỏ gần nhà gửi thư lần chót nhắc các gia đình có hài cốt thân nhân nhớ làm trọn bổn phận làm con.

Thư của chùa nhắc nhở chung, bởi rất nhiều gia đình sau khi gửi hài cốt cha mẹ vào chùa, kể như là trọn bổn phận. Quanh năm có những hương phần bụi bám dầy, không còn thấy rõ mặt người. Thậm chí, có những phần nằm im không ai thăm viếng đến cả chục năm. 

Cần một Quốc khánh mới cho VN

Võ Thị Hảo

  • Đặc xá cướp giết hiếp. Giam giữ tù lương tâm

Đợt đặc xá quy mô lớn của chính quyền VN trước 2/9/2015 với số lượng 18.298 tù hình sự đã khiến dư luận được một phen ngỡ ngàng.

Có phạm nhân giết người, tòa phạt 14 năm tù, nay ở  chưa được một nửa thời hạn đã tha bổng(có dư luận cho rằng do cô ta có thân hình bốc lửa và ở tù giùm cho một con ông cháu cha) !

Tội trộm cướp, tham nhũng, cướp giết hiếp, ma túy đều được đặc xá một cách  rộng rãi khác thường.

Thái độ người cầm bút đối với lịch sử!

Đây là vấn đề không đơn giản, nếu không muốn nói là rất phức tạp. Bởi lẽ, chúng ta là người Việt, mà đã là người Việt, cảm thức về chiến tranh, cũng như tính phân biệt thắng thua sau chiến tranh đều nhiễm trong huyết quản, mặc dù có thể có người chưa nghe tiếng súng. Nhưng cảm thức về mùi thuốc súng vẫn chứa đầy trong mỗi người. Đó là một bi kịch. Và cũng chính cái bi kịch này đẩy chúng ta đến chỗ cái nhìn về lịch sử dễ bị méo mó, thiên lệch, phiến diện hoặc đôi khi bất kính.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS