Hai gương mặt Việt trên bích chương Liên Hợp Quốc

Năm nay, nhân kỷ niệm 50 năm ngày ra đời 2 công ước quốc tế quan trọng bậc nhất về quyền con người (quyền dân sự-chính trị và quyền kinh tế-xã hội-văn hóa), Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về quyền tự do hội họp ôn hòa đã phát động chiến dịch truyền thông #FOAAat50, tung ra một loạt bích chương với tên gọi 99 Vấn đề (#99problems). [1]

Chiến dịch này nhấn mạnh một sự thật là các quyền hiệp hội và tụ họp ôn hòa HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI là các vấn nạn mà thế giới gặp phải.

Trái lại, việc thực thi các quyền này góp phần giải quyết các vấn nạn đó.

Chúng là giải pháp.

Con cá, chủ nghĩa dân tộc với những lằn roi

Trong phút chốc, con cá ở Việt Nam trở thành một hình tượng mang tính cấm kỵ. Từ cuối tháng 4, khi khu công nghiệp luyện thép Formosa, Hà Tĩnh, đầu độc biển Việt Nam và quan chức các cấp của chính phủ bày tỏ một thái độ che đậy đến kỳ cùng, con cá bỗng nhiên trở nên là một thứ dễ khích động cảm giác của người dân. Vì vậy, trong danh sách của muôn vàn thứ khác bị điểm danh, con cá bị chụp ảnh, lăn tay và đánh số như một tội phạm mới mẻ.

Ảnh của canhco

Xin hỏi bà Ninh Tôn Nữ: Động cơ nào…

Ông Obama đến Việt Nam mang theo hai món quà, thứ nhất là bỏ cấm vận vũ khí sát thương, thứ hai là Đại học Fulbright Việt Nam.

Món thứ nhất cần phải mua, còn món thứ hai hoàn toàn biếu không từ ngân sách của Quốc hội Mỹ và các nguồn tài trợ do vận động gây quỹ của các tổ chức hay tư nhân tại Mỹ. Trường được vận hành phi lợi nhuận, không có cổ đông và vì vậy không có việc chia lãi cho người góp vốn xây dựng ngôi trường này. Trường được huy động vốn hoạt động qua một quỹ tín thác và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Fulbright Việt Nam được giao cho ông Bob Kerrey.

Phóng sự video “Bình minh ở Đông Yên”

Bình minh ở Đông Yên. Những tia sáng đầu ngày vẫn rực rỡ. Biển vẫn xanh mênh mông nhưng là biển chết. Chỉ thấy những con sóng xô bờ như giận dữ, bất lực. Những con thuyền nhớ biển trùm bạt nằm trên bãi. Những ngư dân không biết làm gì đành ra bờ biển ngồi cho đỡ nhớ. Bình minh ở Đông Yên lặng như tờ nhuốm màu tang tóc, cái tang cho những loài cá, cái tang cho nghề bám biển. Đau buồn thật.

Nơi đây tôi chờ, nơi kia em chờ…

Xin mượn mấy ca từ này của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để diễn ta nỗi niềm của người Việt Nam bây giờ. Nếu như trước đây hơn nửa thế kỉ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết những ca từ này để diễn ta nỗi trông chờ, hoài mong của dân tộc về một ngày bình yên không đạn bom, không máu chảy và nước mắt rơi… Thì sau đó hơn nửa thế kỉ, nỗi mong chờ về một ngày bình yên của người Việt Nam vẫn chưa hề nguôi, nếu không muốn nói rằng nỗi mong chờ ấy ngày càng trở nên tha thiết hơn, mãnh liệt hơn.

Thảm sát Thiên An Môn: Bắc Kinh cố xóa ký ức, các bà mẹ thì thề sẽ bảo vệ sự thật

 

(AP) – Các bà mẹ của những người thiệt mạng trong vụ đàn áp đẫm máu vì phong trào dân chủ tại Thiên An Môn, Trung Quốc vào năm 1989, cho biết rằng họ đã sống qua 27 năm trong sự liên tục 'khủng bố và nghẹt thở “ của chính quyền Bắc Kinh. Những bà mẹ này tâm nguyện rằng dù như thế nào, thì họ cũng vẫn tiếp tục sống để khơi gợi sự thật, nhất là vào các dịp lễ tưởng niệm 4-6.

Trần Huỳnh Duy Thức sẽ dừng tuyệt thực vào ngày 7/6/2016

Ảnh: Con đường Việt nam

Như tin đã đưa, hôm nay 1/6/2016, một đoàn gồm gia đình và bằng hữu gồm 9 người đến trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An) để thăm Trần Huỳnh Duy Thức và động viên anh ngừng tuyệt thực.

Chuyến thăm gặp bắt đầu từ 17h chiều ngày 1/6/2016 và kết thúc lúc 18h15.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS