You are here

Blog của namviet

Nick Út và Đoàn Công Tính

Câu chuyện về nhà nhiếp ảnh Nick Út và bức ảnh “Em bé Napalm”, mới đây được nhà bình luận Đức Hồng viết trên BBC tiếng Việt, đã khởi đi rất nhiều tranh luận của người Việt trong và ngoài nước. Bằng giọng văn thuyết phục và quả quyết, ông Đức Hồng cho thấy sau bức ảnh “Em bé Napalm” đó còn nhiều điều chưa nói hết, khiến lâu nay nhiều người Việt Nam vẫn lầm tưởng.

Nguồn nước của chính mình

Nhiều ngày sau khi niềm tự hào về một sản phẩm công nghệ của Việt Nam được dấy lên, Bphone - điện thoại của công ty BKAV ra đời – đã vấp phải nhiều nghi vấn về chuyện loại hàng đó có thể được nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng dán nhãn Việt Nam.

Tuần lễ nước mắt

Chỉ trong một tuần, đã có thật nhiều nước mắt đổ xuống trên toàn cõi Việt Nam. Với nhiều lý do. Nước mắt tràn trên các trang báo, bi thương trong các lời mô tả.

Những giọt nước mắt ấy, rơi xuống vì lòng kiêu hãnh chung hoặc vì nỗi đau thầm lặng của từng số phận. Nhưng cũng có những giọt nước mắt cay đắng cho đất nước vào giai đoạn trầm kha, mà nhân dân chính là kẻ mãi mãi phải gánh chịu.

Đất nước hôm nay hoang tàn, như một cõi vàng mã sau cơn gió giật đã lộ ra rất nhiều thứ. Tất cả phiêu diêu không biết về chốn nào, giữa những lời tung hô và giả dối.

Ngồi nhớ ân cần

Buổi sáng nọ, nơi góc đổ rác chung của cả khu nhà tự dưng xuất hiện một đôi giày cũ còn khá tốt. Giày được đặt trong một cái hộp với tờ giấy ghi chú, nét chữ nắn nót “đồ còn tốt, ai cần xin cứ tự nhiên”.

Nhân dân bao giờ cũng vĩ đại hơn chế độ cầm quyền

Bài học từ vụ thảm sát Thiên An Môn:
Nhân dân bao giờ cũng vĩ đại hơn chế độ cầm quyền

 

Mặc dù Trung Cộng không thể chối cãi được tội ác mà họ đã gây ra cho chính nhân dân mình ở quảng trường Thiên An Môn vào 1989, nhưng nhiều thập niên sau, chế độ giám sát và đàn áp của an ninh mật vụ Trung Cộng vẫn áp dụng khắc nghiệt với những ai nhắc lại sự kiện lịch sử này, cũng như bất cứ ai lên tiếng đòi công bằng cho các nạn nhân. Thậm chí những người đấu tranh đó đang ở nước ngoài cũng không thoát khỏi sự đe dọa.

Đối thoại Shangri-La 2015 "Không ai chịu ai"

Hội nghị Shangri-La được nhiều nhà bình luận thời sự đánh giá rằng việc có mặt của Trung Quốc, chỉ là một trò câu giờ của Bắc Kinh, trong khi ráo riết đổ khí tài lên các đảo vừa xây dựng, biến chúng thành các tiền đồn mới. Nhà phân tích các vấn đề ngoại giao quốc tế của BBC, ông Jonathan Marcus, nói rằng Trung Quốc đang cố xây dựng một Vạn lý trường thành mới trên biển mà không có gì ngăn cản được. Khác với Vạn lý trường Thành ngày xưa là để ngăn giặc tràn vào Trung Nguyên, hôm nay thì Vạn lý trường thành trên biển là để bao vây các nước láng giềng và quyết sở hữu biển Đông.

Không được thở mạnh!

Trong một bộ phim Hồng Kông được xào nấu từ tiểu thuyết gốc của nhà văn Kim Dung, có một đoạn mô tả không khí nghiêm trọng đối đầu giữa các cao thủ, hết sức hài hước và nghiêm trang.

Một nhóm võ lâm giang hồ đi một chặng đường rất dài để tìm gặp vị Thiền sư trang chủ. Người này vừa có tính tình cô độc cổ quái, vừa là một cao thủ. Khi đưa nhóm giang hồ đó đến phòng khách chờ thiền sư hiển lộ, lũ gia nhân căn dặn là khách phải giữ tuyệt đối yên lặng, thanh tịnh, nếu không sẽ bị đuổi về. “Phải nhớ, vào đây không được thở mạnh, và không được địt”, gã gia nhân nói. 

Tháng Năm, nghe Phượng hoàng gãy cánh

Có một tượng đài phượng hoàng gãy cánh tại Sài Gòn, đặc biệt trong lòng người yêu nhạc trẻ miền Nam. Tượng đài nằm im lặng trong trái tim mỗi người, nhưng luôn ngân vang với những câu hát trở thành lịch sử âm nhạc hiện đại của Việt Nam – vốn từng mở màn cho một giai đoạn cách tân âm nhạc độc nhất vô nhị.

Vũng lầy của chúng ta

Thư từ Saigon, cho bạn

"Vũng lầy của chúng ta"

 

Bạn tôi,

Bạn có thấy mạng xã hội hôm nay giống như một đại dương? Tất cả những gì có khả năng trôi dạt và dễ bám đều ở trên bề mặt của của nó, và phần còn lại nằm trong thẳm sâu bao la, với vô vàn điều không thể tỏ bày.

Bạn và tôi cũng đang sống cùng dòng chảy timeline trên Facebook, mọi thứ ào ạt trồi lên như tư duy của thế giới sống chung quanh. Cái gì không bám lại được trong trí nhớ con người sẽ dạt đi, nhường chỗ cho những cái mới hơn ập đến, níu kéo, thu hút mắt nhìn.

TPP chính là đòn bẩy tốt nhất để cải thiện nhân quyền tại Việt Nam

(Associated Press / Matthew Pennington)
Tuấn Khanh chuyển ngữ

 

Trong vài tuần gần đây, sự kiện Việt Nam có khả năng tham gia hiệp ước tự do thương mại hay không, đã trở thành chuyện tranh cãi ngày càng gay gắt ở các diễn đàn hay quán xá trong nước. Mỗi người đều có lý riêng và không kém phần thuyết phục. Nhưng không chỉ ở Việt Nam,việc tranh cãi về về việc TPP có cần cho Việt Nam hay không, chính ở nước Mỹ, sự kiện này cũng khiến nhiều quan điểm va chạm nhau dữ dội.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của namviet