You are here

Blog của VietTuSaiGon

Khi anh chột làm vua xứ mù

Người xưa nói: “Trong xứ mù, anh chột nghiễm nhiên làm vua. Mà khi đã được làm vua, anh chột sẽ bằng mọi giá tìm ra những anh sáng và những anh chột khác, không phải để cùng chia ngai vàng hay ánh sáng mà để làm cho những anh kia bị mù vĩnh viễn, để mãi mãi chột được làm vua…”. Câu chuyện này lại rất ứng với Việt Nam hiện tại. Thật đau lòng khi càng ngày những anh chột càng tác oai tác quái và thả sức đâm chột mắt những anh sang khác!

Chuyện ngập úng

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là vài tháng giữa năm nay, tình trạng mưa là ngập, ngập là úng đã diễn ra ở hầu hết các thành phố trên đất nước Việt Nam. Đặc biệt những thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn thì chuyện ngập úng đã đến hồi cao trào. Ở Hà Nội chưa nghe nói gì chứ ở Sài Gòn, có quan chống ngập đã tuyên bố Sài Gòn phải tốn 66,800 tỉ đồng để chống ngập. Nhưng sau đó lại có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, 100,000 tỉ đồng để chống ngập.

Ai chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết?

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ luận điệu “Kẻ phản động, chia rẽ nội bộ, chia rẽ dân tộc, gây mất đoàn kết trong nhân dân” để chỉ “những thế lực thù địch” gồm những nhà hoạt động dân chủ, những người tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng mô hình xã hội dân sự cho bản thân, gia đình và thân hữu của họ. Trong thực tế, ai là kẻ chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết dân tộc? Đây là câu hỏi cần được trả lời khách quan và thỏa đáng!

Thái độ người cầm bút đối với lịch sử!

Đây là vấn đề không đơn giản, nếu không muốn nói là rất phức tạp. Bởi lẽ, chúng ta là người Việt, mà đã là người Việt, cảm thức về chiến tranh, cũng như tính phân biệt thắng thua sau chiến tranh đều nhiễm trong huyết quản, mặc dù có thể có người chưa nghe tiếng súng. Nhưng cảm thức về mùi thuốc súng vẫn chứa đầy trong mỗi người. Đó là một bi kịch. Và cũng chính cái bi kịch này đẩy chúng ta đến chỗ cái nhìn về lịch sử dễ bị méo mó, thiên lệch, phiến diện hoặc đôi khi bất kính.

Chuyện gì xảy ra khi Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế?!

Câu phát biểu của ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhà nước Cộng sản Việt Nam trong cuộc họp quốc hội gần đây khiến tôi giật mình: “Nên kêu gọi và huy động tiền từ nhân dân để trả nợ công…”. Câu nói này vô tình gợi nhắc đến những cuộc trưng thu tài sản nhân dân kể từ khi chế độ Cộng sản hình thành đến nay và nó cũng dự cảm một cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam.

Hội chứng Cộng sản

Sau gần hai mươi năm không gặp nhau, tôi gặp lại người bạn cũ, khác với cái thuở hai thằng rủ nhau đi phụ hồ, tối đến, buồn quá, lại rủ nhau thức đến 11h đêm, đợi lò mổ bò làm thịt xong, mua một ít lòng về luộc chấm mắm gừng, uống một xị rượu để sáng mai tiếp tục đi phụ hồ… Anh ta bây giờ giàu có, xe cộ, nhà cửa, tiền bạc rủng rỉnh… Nhưng nói chuyện một lúc, tôi thật sự giật mình và tự hỏi “không hiểu con người như thế này sao lại giàu được hay vậy ta?!”.

Vì sao chúng ta cứ thích bạo động?

Thảm sát cả gia đình, va chạm xe với nhau, chưa biết đúng sai đã xông vào đánh người, khi có người can thì chạy vào nhà người khác rút dao ra cắt cổ người đụng xe đến chết, chỉ vì dành nhau mấy tấc đất đã vác rựa chém chết cả nhà… Đó là những hành xử của kẻ cố sát. Còn với những nạn nhân của bất công, họ đã làm gì? Có người dùng bình gas chế thành bom để chống lại cưỡng quyền, cũng có người cởi áo quần để thể hiện bất bình, thậm chí, mới đây, có người đã tự thiêu để chống bất công do nhà cầm quyền địa phương gây ra. Tất cả đều có kết cục đau lòng.

Vì sao chúng ta bị đối xử tệ?

Trong một lần cà phê và trò chuyện ở Sài Gòn, nhà thơ Khúc Duy có kể cho tôi nghe một câu chuyện mà anh đọc được: Có một anh chàng vốn rất lương thiện, chỉ biết lo làm ăn và tìm cách hoàn thiện bản thân với cái nhìn cuộc đời rất xanh và lạc quan. Đùng một cái, anh ta bị vu khống, rồi bị ghép án oan, bị kết tội mười năm tù. Anh bắt đầu ngày tháng hoang mang và bi kịch của mình. Anh bắt đầu nguyền rủa cuốc sống trong những ngày ngồi tù.

Từ tượng đài nghĩ về tượng đài

Gần đây, mặc cho tình hình đất nước có nhiều rối tren từ kinh tế đến chính trị (đặc biệt là nạn ngoại xâm đã chính thức phủ bóng đen lên bờ cõi khi Trung Quốc ngang nhiên xây dựng các bãi đá ngầm, đâm tàu của ngư dân Việt Nam ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam) nhưng nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn cho xây dựng nhiều tượng đài, từ vài chục tỉ lên đến vài trăm tỉ và thậm chí cả hơn ngàn tỉ đồng. Từ chuyện các tỉnh thi nhau xây dựng tượng đài, lại nghĩ đến một tượng đài khác như một phép đối lập giữa hiện thực Việt Nam, đó là tượng đài của sự đói nghèo và đau khổ.

Bí ẩn của một ông tướng

Câu chuyện về tướng Phùng Quang Thanh xem như đã ngả ngũ, ông vẫn còn sống và trở về nguyên vẹn, tiếp tục công việc. Trong khi đó, về phía dư luận cũng như báo giới quốc tế và khu vực, chuyện ông Thanh thật trở về hay đó là một ông Thanh silicon cũng như vì sao lại có những tin đồn trái chiều… Vẫn đang là câu hỏi lớn. Và có hay không có một sự biến mất của tướng Phùng Quang Thanh để xuất hiện một ông Thanh khác? Giữa dư luận và những giả thuyết có mối quan hệ như thế nào?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon