You are here

Blog của VietTuSaiGon

Cách mạng đang ở đâu?

Suốt bốn mươi năm dài sống trong dày vò, khổ nhục và đau đớn vì chịu bất công nhưng người Việt Nam vẫn chưa bao giờ có một cuộc cách mạng cho ra hồn.

Cá chết, biển chết, cả một đất nước đầy rẫy công trình đầy tính mờ ám của người Trung Quốc và cả một dải bờ biển miền Trung trở thành cái ao độc, người dân Việt Nam vẫn không thể làm gì khác để thay đổi vận mệnh.

Ai đã làm được gì?

Tuần trước, Nguyễn Phú Trọng phát biểu “trong thời gian qua, hiện tượng hải sản chết hàng loạt gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình bầu cử”, tuần này, Nguyễn Thị Kim Ngân hỏi giới phản biện “các bạn đã làm được gì cho đất nước này?” (đương nhiên lúc hỏi, gương mặt lạnh lùng và đanh đá của bà Ngân gợi nhắc đến hình ảnh bà hắt ca thức ăn xuống ao cá nhà sàn Hồ Chủ tịch ngay trước mặt Tổng thống Obama!). Cả hai phát biểu của một người là Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), một người là Chủ tịch Quốc hội, đều cho chung một cảm giác: Tởm Lợm!

Thân phận miền Trung!

Dù nói theo cách nào, miền Trung cũng là miền đất thân phận nhất trên cả nước. Cái eo tựa như chiếc đòn gánh oằn mình chịu đựng cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn, rồi cuộc phân chia Nam – Bắc để một bên Nam vĩ tuyến 17 cho dù có cố gắng cách gì cũng không thể trở thành miền Nam được bởi nề nếp xôi đậu, bởi những ông nằm vùng… Và để rồi thời gian ngắn ngủi ấy trôi qua, miền Trung xóa đi ranh giới Nam - Bắc, dấu vết của tự do cũng phai mờ, thay vào đó là một miền Trung mưa chang, nắng cháy và khốc liệt trên mọi nghĩa.

Từ biển Đông tới tượng đài

Trong lúc mọi sự quan tâm đều hướng về biển Đông và phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực ở Lahay (Hà Lan) về vụ kiện Trung Quốc của Phi Luật Tân cũng như câu chuyện cá chết, biển chết ở miền Trung vẫn chưa có gì thay đổi, lại đi nói về tượng đài, nghe có vẻ thô thiển và lạc đề! Nhưng, ở đây tôi muốn nói đến một tượng đài khác giữa hàng ngàn tượng đài tốn kém hàng tỉ tỉ đồng nếu cộng tất cả kinh phí xây dựng và trùng tu của nó lại. Đó là tượng đài về biển Đông. Nhưng tượng đài về biển Đông nghe có trừu tượng quá không?

500 triệu Mỹ kim và nỗi nhục lịch sử

Kết quả điều tra vụ hải sản chết, biển chết ở miền Trung Việt Nam được chính phủ Cộng sản Việt Nam công bố lúc 5h chiều ngày 30 tháng 6 (sau hơn hai tháng rưỡi kể từ khi xảy ra vụ cá chết) được các báo trong nước tung hê, ca ngợi. Trong đó, mức đền bù thiệt hại do Formosa chịu là 500 triệu Mỹ kim cũng được xem như một “thành quả đấu tranh” mà ngành công an CSVN đã nỗ lực cùng với nhà nước, chính phủ và đảng CSVN mới có được. Nó xuất hiện nhan nhản trên các mặt báo. Trong khi đó, thực hư câu chuyện này ra sao và nó có đáng để được ca ngợi hay không lại là chuyện hoàn toàn khác.

Kịch bản giả định về tương lai Việt Nam

Hiện tại, khói lửa chiến tranh Việt - Trung có vẻ như đang bén. Nhưng, cũng có khả năng sẽ không có cuộc chiến tranh nào giữa Việt Nam và Trung Quốc và nếu có súng nổ chăng nữa thì đó cũng là những phát súng thí tốt để hợp thức hóa những thứ đã ký kết trong hội nghị Thành Đô giữa đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) và đảng Cộng sản Trung Quốc. Đến đây, có hai tình huống: Giả sử có chiến tranh Việt - Trung xảy ra thì như thế nào? Nếu có những phát súng hợp thức hóa diễn ra thì ra sao?

Đứa con của biển và đứa con của chế độ

Trong vòng chưa đầy ba năm, có gần 4,500 tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắn phá, đâm chìm và bắt bớ trên biển Đông. Cũng trong vòng chưa đầy ba năm, có hơn 2000 ngư dân bị bắt bớ, đánh đập và bắn giết. Đây là một con số quá khủng khiếp cho một làng nghề! Và cái chết, sự mất mát của những người chịu nắng, chịu gió, chịu mọi khổ đau của chính trị nhược tiểu để bám biển, để thực thi chủ quyền lãnh hải chỉ có Mẹ Biển chứng kiến, ôm lấy thân thể họ cùng tiếng ai điếu của trùng khơi. Họ là những người con của biển cả, của danh dự trong âm thầm và anh hùng trong bóng tối.

Thấy gì qua hai vụ máy bay rơi

Chuyện đến lúc này mới nói có vẻ như hơi muộn. Nhưng đến thời điểm bây giờ mới có thể nhìn bao quát được trong chừng mực nào đó về vụ hai chiếc máy bay (SU-30 MK2 và CASA - 212) cùng với một người tử nạn và chín người mất tích. Có những câu hỏi đặt ra lúc này: Máy bay của quân đội Việt Nam bị bắn? Hệ thống kĩ thuật của hai chiếc máy bay này có vấn đề? Đâu là hướng điều tra?

Độc ở không gian và độc ở tâm hồn

Suốt chiều dài đất nước này, dường như không có chỗ nào là không có độc. Từ chất độc Dioxin để khai hoang trong cuộc chiến tranh cách đây ngót nghét nửa thế kỉ cho đến độc tố trong thực phẩm ngấm dần vào cơ thể, bào mòn từng tế bào trong thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và gần đây nhất là tứ bề độc trùng vây, độc tố trên biển, độc tố trong ao hồ… Có vẻ như đất nước này đang đối mặt với độc tố và nguy cơ diệt vong không phải là không có. Nhưng, đáng sợ nhất chính là độc tố trong tâm hồn con người.

Chứng vô cảm từ nền tảng chính trị

 

Gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều video clip mà nội dung của nó nhằm tìm hiểu có bao nhiêu người trên đường bị rơi vào chứng vô cảm. Bối cảnh trong các video clip này là đường phố Việt Nam. Và rất tiếc là hầu hết những con người xuất hiện trong video clip đều bị chứng vô cảm. Liệu có phải đã đến lúc nói rằng người Việt Nam đã trở nên vô cảm nặng nề? Và  đâu là nguyên nhân?

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon