Ảnh của songchi

2 dự luật và bản chất không thay đổi của nhà cầm quyền

Song Chi.

Những ngày này, người Việt trong và ngoài nước xôn xao, lo lắng, phẫn nộ về hai dự luật dự tính đưa ra Quốc hội nước Cộng hòa XHCN VN để biểu quyết vào ngày 12 và 15.6.2018:

Sài Gòn 9/6, đêm trước biểu tình

Trương Duy Nhất

Sài Gòn, 9/6. Đêm trước, dự báo về những cuộc xuống đường biểu tình phản đối dự luật “đặc khu” và “an ninh mạng”, có thể diễn ra sáng 10/6. Những hàng chắn thép gai tập kết khắp các ngả đường.

HOÃN THÔNG QUA LUẬT ĐẶC KHU: THẮNG LỢI CỦA DÂN

Vậy là sáng nay đã có thông báo chính thức về việc hoãn thông qua Luật Đặc khu. Chính phủ đã phải gửi một công văn lúc 3h sáng đề nghị hoãn việc này, trong một diễn biến đầy bất ngờ.

Chẳng phải vì lý do kỹ thuật, cũng không phải bởi sai sót quy trình.

Mà là, một tuần sôi sục khí thế cả trên mạng lẫn ngoài đời thực của người dân về chuyện đặc khu đã gửi đến những người nắm quyền một thông điệp không thể rõ ràng hơn:

Hậu quả chính trị của việc thông qua luật này là cực kỳ nghiêm trọng, tới mức không một cá nhân nào, quyền lực tới đâu trong hệ thống có thể kham nổi.

Ảnh của nguyenhuuvinh

Tin nóng: Hàng chục ngàn công nhân Công ty Pouyuen VietNam đình công biểu tình phản đối dự luật “Đặc khu”.

Trưa nay, 09/06/2018, hàng chục ngàn Công ty Pouyuen VietNam tại khu Công nghiệp Tân Tạo đã đồng loạt đình công và biểu tình phản đối dự luật bán nước cho Trung Cộng. Khoảng 50.000 công nhân đã đình công hô vang khẩu hiệu phản đối bán nước với Luật Đặc khu.

Đặc khu, luật bịt mồm, quả bóng Vượng Vin & nỗi nhục tiền 21/6

Trương Duy Nhất

Một tuần sục sôi những cảm xúc. Luật  đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) cuối cùng phải gác lại, sau những “làn sóng khủng khiếp” từ dư luận (ch dùng của Th tướng Nguyn Xuân Phúc). Bản thông cáo đặc biệt, phát vội vã lúc 3 giờ sáng cho thấy nỗi sợ hãi có thật từ chính phủ. Biết sợ dân, là thái độ trưởng thành đáng ghi nhận của chính phủ ông Phúc. Nhưng sợ để lắng nghe, không nên dụng như kế hoãn binh để tiếp tục lừa dân. Vấn đề đặc khu là không cần đặc khu, stop đặc khu, chứ không phải là 99 năm hay... 10 năm, thậm chí 1 năm. Stop đặc khu, để chứng tỏ “ý đảng lòng dân” là có thật! Đừng để những chính sách dự án kiểu “đặc khu” khiến đảng ngày càng cô độc hơn, với chính nhân dân của mình.

Đặt quê hương vào từng canh bạc

Như một tay chơi chuyên nghiệp, lúc tiến lúc thủ, luật đặc khu sẽ được ai đó tổ chức thông qua nhưng không phải là 99 năm, mà là một số năm nào đó, mục đích là làm hạ nhiệt dư luận.

Cựu tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn tị nạn chính trị ở Mỹ

Khoảng 13 giờ hôm nay, 8/6/2018, một đoạn video phát trực tiếp tại facebook Thúy Phạm cho thấy, cựu tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn xác nhận vừa đặt chân xuống sân bay ở Mỹ.

Anh cảm ơn mọi người từ trước tới nay luôn luôn quan tâm theo dõi cổ vũ anh trong mọi trường hợp. Sơn nói anh sẽ có thư cám ơn đối với tất cả mọi người và sẽ gặp mọi người trên fb cũng như trên các bài viết của anh.

Tuy trong video không nói cụ thể nhưng có thể hiểu Sơn có mặt ở Mỹ là đi tị nạn chính trị.

Ảnh của songchi

Xây dựng đặc khu kinh tế: Ý đảng-lòng dân.

Song Chi.

Phải nói ngay rằng yếu tố Trung Quốc chính là nguyên nhân lớn nhất gây nên sự lo lắng, phản đối mạnh mẽ trong dư luận xã hội những ngày vừa qua đối với dự luật cho phép thành lập 3 đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hoà) và Phú Quốc (Kiên Giang) sắp được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN VN biểu quyết thông qua vào ngày 15.6 tới, mà chính ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thừa nhận “một làn sóng khủng khiếp”!

ĐỀ ÁN ĐẶC KHU CỦA VIỆT NAM: ẢO TƯỞNG THÀNH CÔNG (P.2)

Điều kiện thứ sáu là tiếp thu công nghệ và sáng tạo không ngừng. Đề án đặc khu của Việt Nam đúng là có mang kỳ vọng thu hút được những dự án công nghệ cao, song như đã nói ở điểm 1, vì không đặt trong tương quan với thực trạng nền kinh tế hiện nay, kỳ vọng này khả năng cao chỉ là một ảo vọng.

ĐỀ ÁN ĐẶC KHU CỦA VIỆT NAM: ẢO TƯỞNG THÀNH CÔNG (P.1)

Mô tả vẻ hào nhoáng của Thâm Quyến để bảo vệ đề án đặc khu của Việt Nam thật không thỏa đáng, bởi lẽ không lý giải được vì sao trong hơn 4300 đặc khu trên toàn thế giới tính đến thời điểm này, mà rất nhiều trong số đó được truyền cảm hứng từ thành công của Thâm Quyến, trường hợp thành công không phải chiếm đa số, trong khi con số đặc khu phải vật lột trong tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” (white elephants/voi trắng) gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì không hề nhỏ.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS