Ảnh của nguyenvubinh

Hồ Duy Hải có thể được tự do nhưng chưa chắc công lý sẽ được thực thi

     Phiên tòa Giám đốc thẩm vào ngày 6/5/2020 vụ án Hồ Duy Hải vừa được mở với kháng nghị của Viện Kiểm sát hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại, đã được sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội và cộng đồng mạng. Vụ án xảy ra từ năm 2008, với nhiều tình tiết oan sai, và sự kiên trì kêu oan của gia đình Hồ Duy Hải đã nhận được sự quan tâm rất nhiều của công luận, có thể trở thành vụ án oan điển hình của cả nền tư pháp Việt Nam từ trước tới nay.

Chung quanh chuyện giám đốc thẩm

Sáng ngày 06 tháng 5 năm 2020, Hồ Duy Hải được xét xử giám đốc thẩm, điều đó không có nghĩa là Hồ Duy Hải có thể hi vọng vào may mắn, vào công lý để thoát án tử. Và nếu như thoát được án tử, nghĩa là không có tội, Hồ Duy Hải sẽ được trả tự do ngay tức khắc và tòa án, ngành điều tra và viện kiểm sát liên đới sẽ xin lỗi, đền bù danh dự và đền bù vật chất cho Hồ Duy Hải. Vấn đề nằm ở chỗ này chứ không phải cán cân công lý hay ánh sáng lương tri. Bởi nếu xét theo cán cân công lý hay ánh sáng lương tri, Hồ Duy Hải đã được trả tự do từ lâu.

Ảnh của canhco

Hòa giải, biện pháp nào khả thi?

Không nhớ rõ ai là người trưng ra cụm từ hòa giải hòa hợp dân tộc, nhưng mỗi khi nghe đến cụm từ này, đặc biệt giữa những ngày tháng 4 hàng năm thì không ít người tỏ ra tin rằng người Việt khó lòng ngồi lại với nhau để hòa giải những bất đồng, những gút mắc từ 45 năm qua khi mà chiếc xe tăng cắm cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam húc đổ hàng rào dinh Độc Lập mở đường cho làn sóng của bên thắng trận tràn vào khắp miền Nam và gây nên những thảm cảnh cho hàng triệu người.

Ảnh của songchi

Vì sao người Việt khổ?

Song Chi.

Những quốc gia được xếp hạng cao về mức độ hạnh phúc-tại sao?

Các quốc gia như Bắc Âu, Thụy Sĩ…luôn luôn được xếp hạng là những quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (World Happiness Report) hàng năm của Liên hợp quốc. Ngoài việc người dân được sống trong những quốc gia tự do, dân chủ, có đời sống thanh bình, thịnh vượng, kinh tế ổn định, hệ thống an sinh xã hội tốt, còn vì những lý do khác.

Nên dùng hình ảnh Thúy Kiều làm biểu tượng công lý

Lược sử nghề Luật Sư
 
Tìm kiếm trên google, cho thấy có ít nhất 11 luật sư nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam được ghi nhận [1], gồm:
 
01. Luật sư Phan Văn Trường (1876 - 1933)
 
02. Luật sư Trần Văn Chương (1898 – 1986)
 
03. Luật sư Trịnh Đình Thảo (1901-1986)
 
04. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)
 
Ảnh của canhco

Khi kẻ cầm súng nói chuyện hòa giải

Như lệ thường cứ đến ngày 30 tháng 4 là người ta lại nhắc lại việc hòa hợp hòa giải dân tộc. Bên cạnh những kỷ niệm đau đớn về ngày được mệnh danh là “giải phóng”, người dân miền nam và hải ngoại mỗi lần nghe nhắc tới cụm từ “hòa giải hòa hợp” thì chừng như càng xót xa hơn, bởi trong thâm tâm họ, những nạn nhân trước, trong và sau cuộc chiến hai chữ hòa giải chỉ nói lên được một ngữ cảnh: tuyên truyền cho chế độ.

Ảnh của Gió Bấc

Giám đốc thẩm oan án Hồ Duy Hải: Chánh Án Nguyễn Hòa Bình có dám “lật kèo” Tổng Chủ?

 

 

Oan án kéo dài 13 năm, đơn kêu oan chất chồng, Nghị sĩ Mỹ, EU các tổ chức nhân quyền thế giới, nhiều lần lên tiếng. Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội giám sát, kiến nghị nhưng Tòa và Viện tối cao khăng khăng không kiến nghị. Văn Phòng Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra văn bản, lập tức gió đổi chiều. Chánh án Nguyễn Hòa Bình sẽ phải chủ tọa Giám Đốc Thẩm bản án mà Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình từng ký quyết định không kháng nghị. Chánh án sẽ tự vả mồm mình hủy án hay dám “lật kèo” trái lệnh Tổng Chủ?

 

 

 

Tàu cộng bị ông Đồng lừa

Phiếm luận

Công điện Phạm văn Đồng ký và gửi ngày 14/9/1958 cho Thủ  Tướng Trung Quốc Chu Ân Lai

Công điện Phạm văn Đồng ký và gửi ngày 14/9/1958 cho Thủ Tướng Trung Quốc Chu Ân Lai 

Files photos RFA

 

Ghi lại một câu hỏi đã cũ

Người đánh giày xuất hiện mỗi buổi sáng, qua lại trước mắt tôi đến quen thuộc. Hình ảnh đó tạo thành một thói quen, là cứ mỗi khi bước vào quán cafe cóc, tôi lại nhìn xem ông ở đâu.

Người đánh giày, có một gương mặt thật điềm đạm và nhẫn nại. Ông luôn xuất hiện với chiếc áo bộ đội màu xanh lá mạ cũ mèm, quần tây sẫm màu đã sờn và đôi dép tổ ong, tay xách theo chiếc hộp đồ nghề.

Ảnh của tuongnangtien

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thời Hậu Chiến

Người đàn ông trở về sau cuộc chiến không biết đến giận hờn

Nhưng đến tận bốn mươi năm sau

Vẫn ngác ngơ câu hỏi

Tại sao?

Nguyễn Thị Thanh Yến

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS