Giới trọc phú có ân hận không?

Báo Dân Trí ra ngày 14 tháng Sáu năm 2022 cho biết: (trích)  "Bộ Y tế đã nhận đủ vaccine để tiêm mũi 3, mũi 4, tiêm trẻ 5-12 tuổi. Tuy nhiên, dù số vaccine được phân bổ mới chỉ đáp ứng 30% nhu cầu nhưng một số nơi vẫn chưa tiếp nhận hết hoặc đề nghị không nhận. Đến nay cả nước đã tiêm được 223 triệu liều vaccine phòng Covid-19, với tỷ lệ bao phủ liều cơ bản ở người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%. Tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 ở người từ 18 tuổi trở lên đạt gần 64% và 6,1% Tỷ lệ tiêm mũi 1 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt gần 40%, mũi 2 đạt 5,5%..." [1] (hết trích).
Ảnh của Gió Bấc

Oan án Tịnh Thất Bồng Lai: Thị Kính tái sinh cũng phải bó tay!

 

Nỗi oan Thị Kính là thành ngữ của người Việt lấy từ truyền thuyết của Phật Giáo Đại Thừa về đức nhẫn nhục của Phật Bà Quan Âm trong một kiếp tu. Nguyên Thị Kính là cô dâu bị hàm oan giết chồng nên giả trai đi tu pháp danh là Kỉnh Tâm bị cô Thị Mầu lẳng lơ đổ tội tư tình làm cô có mang. Kỉnh Tâm vẫn nhẫn nhục chịu đựng hình phạt của nhà chùa và nhận nuôi đứa trẻ mãi đến khi qua đời mới lộ ra thân phận. Tai tiếng, mức độ oan ức và sự trừng phạt mà Thị Kính phải chịu đựng quá đơn giản, so với Tịnh Thất Bồng Lai chỉ là hạt cát trong sa mạc.

 

Ảnh của nguyenvubinh

Đại dịch Corona virus phơi bày bản chất chế độ

     Đến thời điểm này có thể nói, về cơ bản, đại dịch Corona virus đã kết thúc. Nhưng dư âm của đại dịch vẫn đang tạo ra những cơn sóng trong đời sống người dân và xã hội. Một phần những hệ quả của việc tiêm vắc xin, hệ quả nhiễm virus vẫn đang hành hoành, một phần đại án Việt Á vẫn chưa đi tới nhóm lợi ích, người chịu trách nhiệm cuối cùng. Nhìn lại hơn hai năm đại dịch đi qua, ai cũng rùng mình không phải vì tác hại về y tế của đại dịch, mà vì cách thức chống dịch gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người dân và xã hội.

Vừa đánh trống vừa la làng, Chính phủ phải chịu trách nhiệm!

Đến thời điểm hiện tại, rất khó để nói rằng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vô can trong vấn đề kit test Việt Á nói riêng và hàng loạt vụ tội ác gây nên cái chết đau đớn cho gần ba vạn người Việt Nam hồi giữa năm 2021 nói chung. Và, càng khó nói hơn khi chính ông Phạm Minh Chính vừa diễn kịch lại vừa làm đạo diễn, thậm chí vừa biên kịch cho vở kịch chống dịch của ông mà càng chống thì càng chết, lại vừa làm khán giả vỗ tay cứ như là rất vô tư xem kịch người khác.

Vô Thường - Bất Thường

Ta choàng tỉnh trong tiếng gọi Vô Thường
Bàng Hoàng đến gõ cửa phòng len lén
Tái Tê về rủ khúc hát hoan ca
Trái Tim vỡ một thời nghe xa lạ
Dấu yêu xưa nay đã lỡ câu thề
Hoa Cúc dại bên đường em từng ngỡ
Dáng kiêu sa chông chênh dốc cuộc đời
Vầy cuộc vui sao ra đi vội vã
Ước hẹn rồi ta bỏ ngỏ đường hoang
Chiều nắng tắt hay sớm mai đến muộn
Cũng thoảng qua một bóng tối mơ hồ
Phủ xuống đời chập choạng hồn loang lổ
Phút bốc đồng hay chín chắn vạn ngày qua
Ảnh của nguyenvandai

Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính phải chịu trách nhiệm trước sai phạm của Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long?

Trong các hội nghị trung ương của khóa XII chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII của đảng CSVN, với tư cách Tổng bí thư, trưởng tiểu ban nhân sự, Nguyễn Phú Trọng đã nhiều khẳng định tính chất quan trọng của công tác nhân sự và quyết không để lọt cán bộ tham nhũng, suy thoái đạo đức, tư tưởng vào trung ương.

Ảnh của Gió Bấc

Đại án cung đình Việt Á: Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh có phải là “trùm cuối”?

Ngày 6/6/2022, lò than bác Tống đang nguội lạnh bỗng bùng lên dữ dội, bộ máy đảng vốn quen đủng đỉnh bổng dưng thần tốc bất ngờ hiếm có. Sáng Bộ Chính Trị triệu tập hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương vào cuối giờ làm việc chiều, cuộc họp thần tốc bỏ phiếu khai trừ hai ủy viên trung ương đảng là Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long, được dân phong xú danh là Giun Xanh hay Rắn Lục và Chủ Tịch UBND TP Hà Nội cũng có mỹ danh là Đá Xanh hay Chu Toang. Không chỉ bị đảng khai trừ, Quốc Hội còn công bố sẽ bãi miễn vai trò dân cử của Chu Toang và Rắn Lục vào phiên họp hôm sau.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS