Có thể đọc thông báo của ĐH Công nghiệp TP.HCM như là một văn bản phản động (chống lại sự chuyển động chung), vì nó đi ngược lại một điều rất hiển nhiên: tự do yêu/ghét. Yêu nước có thể bị đuổi học, thật là phi lý, vậy sinh viên (đang tuổi cầm súng, tuổi quân đội) được quyền yêu gì?
Tuy nhiên, trước khi bình luận điều này, xin nói một sự thật hiển nhiên là yêu nước thì mất gì? Lịch sử cho thấy yêu nước thì có thể mất tất cả, ngay cả sinh mệnh của chính mình; ngay cả sinh mệnh dân tộc mình. Khi mà sinh mệnh đã không còn, thì việc bị đuổi học có sá gì. Nó quá nhỏ nhoi so với lòng yêu nước, nghỉ học để yêu nước cũng là điều hết sức bình thường, ở chừng mực nào đó, cũng nên làm. Dù tri thức thì lúc nào cũng cần cho bản thân và xã hội, nhưng là xã hội như thế nào kia, thì cái tri thức đó mới nên đóng góp vào, mới thành khả dụng.
Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc còn chỉ ra cho thấy rằng trong xã hội đương đại, gần như chỉ có thể nhân danh lòng yêu nước mà giết người, không còn tình yêu nào khác được phép giết người.
Cho nên, thật lố bịch và buồn cười khi mà lòng yêu nước, dù theo chiều hướng yêu đất nước Việt Nam hiện tại trước hành động bành trướng của Trung Quốc, lại bị một trường (trong vô số trường) muốn đuổi học sinh viên.
Khi sinh viên hay công dân đã nói lên lòng yêu nước, đã muốn thể hiện lòng yêu nước - nghĩa là đất nước đến lúc lâm nguy, cần “phải yêu”, cần phải biết hi sinh để cứu lấy nó.
Tục ngữ Việt Nam từng nói: “Mềm nắn, rắn buông”, không khéo, những sinh viên này đổi lòng yêu nước, bỏ không yêu Việt Nam nữa thì nguy. Có nhiều động thái và cách ứng xử cho thấy Việt Nam đang ở thái độ: “Ăn cây táo rào cây sung”, lòng yêu nước bị cố tình đặt không đúng chỗ.
Lịch sử cũng cho thấy khi những hành động bất bạo động như biểu tình bị ngăn cản, đe dọa, hoặc bị dìm vào biểu máu, thì máu của nhân dân phải trả lại cho nhân dân, khi họ quyết vùng lên là xong chuyện.
Mà lòng dân bây chừ thì đang phẫn nộ ngấm ngầm, ai cũng ngán ngẫm với chuyện “Ăn cây táo rào cây sung” của nhà cầm quyền, nên chỉ đợi dịp “tức nước vỡ bờ” mà thôi.
Trở lại với mệnh đề: Yêu nước có thể bị đuổi học.
Có nhiều ý kiến cho rằng đến lòng yêu nước thì Việt Nam cũng độc quyền và toàn trị, nên mới có chuyện nghiêm cấm nơi này nơi kia không được tự do yêu nước, không được tham gia biểu tình. Toàn trị đến mức một “trưởng phòng tổ chức nhân sự” của ĐH Công nghiệp cũng có thể phát lệnh đuổi học sinh viên, nếu họ tự phát yêu nước.
Mà sinh viên là ai? Họ là “cái sim trả trước” mà không được xài như ý của họ, nhà trường thì “thu cước”, không có họ, thì có đại học vũ trụ cũng dẹp tiệm luôn, chứ đừng nói đại học công nghiệp. ĐH này cũng quên một điều rằng, nếu làm căng thẳng, các sinh viên không biểu tình chống Trung Quốc nữa, mà quay ra đình học, hoặc biểu tình bằng cách không đóng học phí. Đó là quyền của họ, cũng giống như quyền nghỉ học mà không sợ bị đuổi.
Chỉ cần không có học phí thì trường này sẽ nói gì về lòng yêu nước, về lý tưởng này nọ. Phần lớn hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay là bộ máy kinh doanh kiếm lời, vậy tại sao họ lại ra một phán quyết chống lại khách hàng của mình? Phải chăng, với đặc quyền về sự toàn trị, họ đường bệ nghĩ rằng mình có quyền cản lòng yêu nước của sinh viên.
Nhân danh điều gì mà một ĐH lại ra thông báo: Yêu nước có thể bị đuổi học.
Một ví dụ được đặt ra tại đây là nếu nhà nước tổng động viên sinh viên xuống đường biểu tình hay nhập ngũ thì cái thông báo này sẽ chống lại ai?
Hoặc nhà nước tổng động viên thì cái thông báo kia có thể giữ cho sinh viên khỏi bị bắt lính? Chắc chắn là không, vì yêu nước là chuyện “toàn trị”, nhà nước gọi thì có trốn cũng khó.
Cho dù ai cũng biết đâu là nguyên do để có thông báo này.
*
Lòng yêu nước cũng độc quyền đến mức, khi mà cả vài ngàn người xuống đường ngày 5/6/2011, thì có hàng chục, hàng trăm người bị quản thúc tại gia với lý do họ không được xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn.
Sự độc quyền yêu nước còn khá rõ ở khả năng tiêu tiền thuế của nhân dân một cách vô tội vạ, khi mà tại tư gia của những người được xem là “nhân vật nhạy cảm”, lúc nào cũng có 4-5 an ninh chìm và ngoại tuyến canh gác. Khi mà, theo ước đoán, số nhân viên an ninh, công an tham gia chống biểu tình có thể đông ngang bằng số người xuống đường biểu tình.
Cho nên số tiền chi cho an ninh có khi còn cao hơn số tiền để trang bị tàu bè và vũ khí cho hải quân.
Mấy ngày nay, những tiếng nói từ phía nhà cầm quyền luôn ra rả luận điệu, đại ý rằng: Công dân đừng manh động, đừng làm gì cả, hãy trông đợi vào các động thái của chính phủ. Tuy nhiên, nếu không có những cuộc biểu tình như mấy năm vừa rồi, ắt Trung Quốc đã tăng thêm sức ép, mà một vài chóp bu, vì quyền lợi riêng, đã giao thêm đất thêm biển cho Trung Quốc. “Khó trăm bề dân liệu cũng xong” là một câu động viên hay lúc này, vì nếu không có sự dũng cảm giám sát của người dân, e rằng tình thế càng bi đát hơn.
Đừng vội chụp mũ những người biểu tình này nọ, trong tình thế nước sôi lửa bỏng như thế này, hẳn công sức và đóng góp của họ là không ít.
Bài bình luận
Vậy bán nước thì làm quan tham à?
Tôi sẽ nghỉ học để được yêu nước
Ke thu cua dan toc Viet?
chinh tri
yêu XHCN
Chính quyền hóa học đường
Yêu nước bị đuổi học?
Yeu nuoc bi duoi hoc?
DANG CS VIET NAM LA BON TOI DO CUA DAN TOC VIET NAM
CO CUNG NHU KHONG
Giao Duc Dao Tao "obedient CB"
ak47