You are here

Blog của namviet

Từ đôi mắt bò

Trong hầu hết các vụ quan chức địa phương đến từng nhà tịch thu tiền cứu trợ, với lý do để chia đều cho tất cả mọi người, có một tình tiết đáng chú ý: hầu hết những người bị thu tiền đều bất bình nhưng đành im lặng chấp nhận. Tình tiết này gợi lên nhiều suy nghĩ, đặc biệt rằng quan chức địa phương ở Việt Nam đã trở thành loại cường hào ác bá từ bao giờ, mà không ai dám phản đối công khai.

Quyền của bạn, quyền của mỗi con người

Tôi, và có lẽ nhiều người khác thật sự thất vọng về thư ngỏ của công ty Taxi Mai Linh giãi bày sự cố ngày 18/10, khi những người dân ở huyện Quỳnh Lưu đi taxi nộp đơn kiện Formosa ra toà, đã bị các tài xế của công ty Mai Linh đuổi xuống theo lệnh trên. Tệ hơn, các tài xế của cty này đã nhận tiền trước nhưng cũng không trả lại cho người đặt xe.

Thời điểm để đứng lên hát lời công lý

 

Trò chuyện với ông Vũ Sinh Hiên về hiện tình Công giáo Việt Nam

Ông Vũ Sinh Hiên, một nhà chép sử và nghiên cứu Công giáo độc lập. Trước năm 1975, ông hoạt động trong Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo / Đại Học Sàigon, trong Phong Trào Trí Thức Công Giáo - PAX  ROMANA -. Một năm trước khi chế độ VNCH thất thủ, ông là Ủy Viên Tuyên Truyền - Nghiên Cứu - Huấn Luyện của Ban Chấp Hành Trung Ương Caritas Việt Nam"

Trái tim của Quyền lực Thứ Tư

 

Trong nhiều ngày, tôi cố theo dõi xem báo chí sẽ viết gì về lần diễn đầu tiên của ca sĩ Khánh Ly ở Sài Gòn. Thế nhưng có một cái gì đó im lặng đến kỳ lạ sau ngày 18/9 đó – ngày mà ca sĩ Khánh Ly được phép hát ở ngay tại Sài Gòn, sau 41 năm đi xa khỏi quê hương của mình, và gần 5 năm đi loanh quanh nơi chốn cũ, ước rằng mình có thể cất lên tiếng hát nơi thành đô trong kỷ niệm.

Năm 2012, Khánh Ly từng nói với đài BBC rằng bà mơ được hát ở Việt Nam, ở Sài Gòn.

Con cái chúng ta vô tội

Tháng 9/2016, có bản tin nhỏ lọt thỏm trong thành phố vốn đã quá nhiều chuyện eo sèo. Bản tin kể về việc một nhóm thầy cô giáo của trường Bành Văn Trân, Tân Bình, tổ chức đấu tố một giáo viên vì dạy thêm ở nhà, theo lệnh của Phòng Giáo dục Quận Tân Bình, Sài Gòn. 

Từ một bài báo bị kiểm duyệt

Ngày 13.9.2016 là một ngày đáng nhớ của báo chí Việt Nam. Tin tức cho hay, trong ngày này, 13.9, ông Phạm Văn Linh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, gửi thư điện tử cho giới báo chí Việt Nam, ra lệnh rằng phải dừng phản biện, đưa tin về dự án thép của Tôn Hoa Sen. Sự kiện nóng bỏng về tương lai của một vùng sinh tồn của người Việt bị bịt chặt lại. Bất chấp mọi phản biện khoa học hay chính luận kêu gọi hãy dừng lại tội ác này, cuộc chơi của một nhóm người trên lưng dân tộc sẽ vẫn tiếp diễn, chỉ khác là từ đây sẽ được tổ chức quy mô hơn, đê tiện hơn.

Chỉ xin được làm Người

Trong nhiều ngày liền, những lá thư mà tôi nhận được, đến từ nhiều nguồn và nhiều người nhưng tất thảy đều có chung một chủ đề, là kêu gọi ngăn chận việc hình thành một nhà máy cán thép ở Cà Ná, Ninh Thuận. Tôi không biết ai trong số họ - những con người xa lạ ấy, nhưng rõ là họ đang cố tìm mọi cách để đánh động đồng bào mình về một thảm họa chung sẽ đến.

Một bức thư  khác, kêu gọi ký tên phản đối thông qua trang Change.org. Trong đó, nhóm viết thư ngỏ có tên là Green Trees Vietnam hỏi một cách thống thiết rằng “bạn chưa thấy hoảng sợ hay sao?”.

Việt Nam trước 3 lựa chọn chiến lược để đối phó với Trung Quốc

Trên tờ Forbes, bài viết mang tên Vietnam's Three Strategic Options của nhà phân tích thời sự Anders Corr đã có một cái nhìn khá rõ ràng về vấn đề biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt làm ảnh hưởng đến các quốc gia chung quanh. Bài viết ​​đáng đọc này, trích từ bài thuyết trình hội nghị 17-08-2016 tại thành phố Nha Trang, Việt Nam. Các hội nghị, được tài trợ bởi Đại học Phạm Văn Đồng và Đại Học Nha Trang, với chủ đề 'Tình trạng pháp lý của đảo và đá Trong Luật Quốc Tế Và Thực hành Trong Biển Đông.

 

Hồng Kông: không tự do, điện ảnh cũng chết mòn

 

Có lẽ đã lâu lắm rồi, người mê điện ảnh Việt Nam đã dần quên đi thói quen săn tìm phim Hồng Kông của mình. Kể từ năm 1997, sau khi được giao về cho Trung Quốc, vùng kinh đô điện ảnh độc đáo của Châu Á đã như bị hòa tan vào và khuynh hướng làm phim theo chủ trương, cũng như dưới đường kéo kiểm duyệt của Bắc Kinh, khiến mọi thứ nhạt dần, hay nói một cách khác là đang chết.

Cải chính chi tiết từ bài phỏng vấn Nghệ sĩ Kim Tuyến

 

Ngay sau bài phỏng vấn nữ nghệ sĩ Kim Tuyến tại miền Nam California về đời sống và ký ức văn nghệ của bà, tôi có nhận được một lá thư từ Thái Lan từ một người quen biết đến một nhân vật được nghệ sĩ Kim Tuyến nhắc đến trong bài là ông Phạm Ngọc Trảng.

Thư đính chính tên đúng của ông Trảng là họ Phạm, tên Ngọc Trảng, chứ không phải là họ Nguyễn, tên Văn Trảng, cùng kèm theo nhiều tư liệu rất sống động để nhắc thêm về nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tuyến nói rằng chị hết sức ngưỡng mộ.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của namviet