You are here

Blog của VietTuSaiGon

Từ rác thải ở Chương Mỹ, nghĩ tới khủng hoảng ‘thừa’, ‘thiếu’ ở Việt Nam

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 39km đường chim bay, hơn 2 tuần nay người dân xã Nam Phương Tiến huyện Chương Mỹ đang phải sống chung với nước bẩn và rác ngập. Sau nhiều nỗi lo về sản xuất, sinh hoạt, học hành… của con cái, người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật bởi biển rác đang lấn át sân nhà.

Tính bệnh hoạn của cán bộ CS đã đến mức báo động đỏ!

Có ba nguyên nhân căn bản để đi đến hệ quả đất nước ngày càng băng hoại, bệ rạc, cán bộ đi từ hành xử vô đạo đức đến chỗ hành xử bệnh hoạn, nhân dân không còn niềm tin, thậm chí khinh bỉ nhà cầm quyền và mối nguy dân tộc phân rã, mất sức sống: Luật không trượt giá kịp tiền; Đạo đức bị đánh tráo; Sự lộng hành của cái dốt.

Nâng điểm thi, hạ nhân cách (sót lại tí tẹo nếu có)

Nhân cách, phẩm hạnh, danh dự, lòng tự trọng, liêm sỉ, biết xấu hổ… Những khái niệm này nghe ra vừa xa vời vừa xa xỉ đối với ngành giáo dục Việt Nam nói riêng và với hệ thống lãnh đạo Cộng sản Việt Nam nói chung. Mặc dù đây là sự thật đau lòng và nói rồi, nghe rồi, biết rồi, thấy rồi… Nhưng sao nó chẳng bao giờ nhàm chán. Mỗi lần nghe lại thêm một lần mới mẽ! Cái hay của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nằm ở chỗ họ luôn biết làm mới mẽ một cách sáng tạo những điều sỉ nhục đã nằm bám bụi trong kho tàng lịch sử nhân loại.

Khi sự nhảm nhí soán ngôi tử tế

Điều đáng sợ nhất của một quốc gia, một dân tộc là sự nhảm nhí, tính xảo trá, lộng ngôn phát triển và soán ngôi của sự nghiêm túc. Mức độ “mẫu mực” và lan rộng, phổ biến của sự nhảm nhí nhanh đến độ nó trở thành một kiểu ứng xử mới để đi đến chính thống và người ta dùng nó như một thước đo văn hóa hay quyền lực. Điều đó đã xảy ra tại Việt Nam, lúc này.

Một bà Chủ tịch Quốc hội nói một cách không cần suy nghĩ về việc “bỏ một đồng vào đặc khu thì thu về một trăm đồng thậm chí nhiều hơn…”.

Chúng ta đang sống trong thời đại nào?

Câu hỏi này rất cũ, nhưng nó lại đặc biệt mới sau khi tôi đọc lá thư của một nữ sinh viên gửi cho ông thầy tên Hạ trên facebook (thiết nghĩ không cần nhắc thêm về nội dung lá thư này) hay bản tin của Lý Đợi trên facebook về việc nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM đóng cửa triển lãm “bí ẩn cơ thể người”; Và hơn nữa, sau khi tôi đọc đoạn tin về nhóm nhạc đường phố đang biểu diễn tại Đà Nẵng “thành phố đáng sống”, bên cạnh chân cầu Tình Yêu và cầu Rồng thì bị một nhóm cán bộ và dân quân, công an phường đến tịch thu dàn âm thanh, đạo cụ mang về phường, phạt hành chính và nhắc nhỡ tuyên truyền… đừng

Phục dựng lòng tín ái

Nói nghe to tiếng nhưng thật sự, chưa bao giờ người Việt cần phục dựng lòng tín ái hơn lúc này. Bởi qua nhiều biến cố xảy ra, không riêng gì ở giai đoạn Cộng sản xã hội chủ nghĩa, mà ngay từ trước, từ nếp tư duy phong kiến và phụ thuộc, người Việt đang dần mất đi những tự tình dân tộc và thay vào đó là hàng loạt hệ hình về văn hóa, chính trị, xã hội vừa lai căn vừa đi dần đến chỗ vong bản.

Luật biểu tình – một cái bánh vẽ không thể thành hình

Biểu tình vì cái gì?

Và biển Việt Nam chết tự bao giờ?

Câu trả lời là biển Việt Nam chết từ khi tâm hồn người Việt không còn và không thể bao dung và rộng lượng được nữa, từ khi các phe nhóm lợi ích nổi lên từ địa phương đến trung ương. Và tình trạng các nhóm lợi ích cấp cao hơn phủ che xuống nhóm lợi ích địa phương tạo ra những bức xúc tuyến tính nhưng lại dễ tạo ra hiệu ứng bàng quang ở số đông người Việt. Và câu trả lời thứ hai sẽ giúp đi đến câu trả lời thứ nhất.

Thấy gì qua biểu tình Bình Thuận?

Một cuộc biểu tình chưa phải là qui mô, rầm rộ, thậm chí là vô tổ chức, nhưng nhà cầm quyền với đầy đủ hệ thống công an, quân đội, hành chính của một tỉnh trong tay mà thất thủ trước nhân dân là một chuyện hết sức tệ hại. Sự tệ hại không nằm ở chỗ thất thủ hay càn quét dẹp sạch cuộc biểu tình của nhân dân. Mà vấn đề cho thấy cho đến thời điểm hiện nay, một bộ phận không nhỏ các đảng viên Cộng sản có chức sắc, đứng đầu một địa phương, một tỉnh thành đã chính thức đẩy nhân dân về phía thù địch.

Đặc khu và những giả định sau 99 năm

Chuyện quốc hội Việt Nam đang thảo luận để đi đến bấm nút cho nước ngoài thuê đặc khu lên thời hạn 99 năm có vẻ như không còn mới cho đến thời điểm này, khi mà các phương tiện thông tin, các trang mạng xã hội đồng loạt bày tỏ phản ứng, không chấp nhận cho thuê. Và các phân tích của các nhà văn Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thiều, Hoàng Quốc Hải, họa sĩ Bắp… Và có một bản điều trần mang số hiệu 99 của các nghệ sĩ, trí thức Việt Nam gửi đến chính phủ, quốc hội và nhà nước Việt Nam. Mọi sự nóng đến mức không thể nóng hơn, nhưng có vẻ như mọi chuyện vẫn đâu vào đấy!

Chúng ta cần một sự tĩnh lặng

Tuổi trẻ của con người đi qua rất nhanh, và dường như không có gì đáng nhớ, cho dù thành công và thất bại vẫn cứ diễn ra triền miên, nhưng dường như chưa bao giờ thấy buồn vì điều này, và mọi chuyện trôi đi như nó vốn. Nhưng ở tuổi tứ tuần, ngũ tuần, bất kì một chuyện nhỏ nào cũng đủ làm ta mất ngủ, ăn mất ngon, một câu xúc phạm nhẹ nhàng cũng đủ làm người ta suy nghĩ và đau đầu cả tuần. Có phải vì chúng ta đã đủ chín chắn, đủ suy tư nên đâm ra mọi chuyện trở nên “trầm trọng”?.

Trang

Subscribe to RSS - Blog của VietTuSaiGon