Ảnh của Tre

Nói trước, không phải lỗi tại tôi khi các anh chị bịt mũi đọc cái bài này

Sát nhà tôi là nhà vợ chồng một công chức về hưu sớm. Họ làm thêm và tiết kiệm bằng cách nuôi gà, nuôi chim cút, nuôi nhím, trồng rau.

Cái chuồng nuôi vài chục con gà của họ đặt sát hàng rào phân cách hai nhà.

Cách đó chỉ hai mét, qua cái sân nhỏ, là phòng ngủ của tôi.

Mỗi sáng, chưa đến 5 giờ, bọn gà hò nhau gáy vang!

Tôi, của đáng tội, cũng hay tỏ vẻ yêu thiên nhiên lắm. Cơ mà bị thiên nhiên đánh thức đều đặn vào cái giờ ấy, trong khi mình muốn và được quyền ngủ đến 8 giờ cơ thì cái tình yêu ấy xem chừng cũng yêu yếu dần đi, rồi đến ngày đoản mệnh.

Các ông ác lắm, vô cảm lắm và đểu lắm.

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Mỗi khi Việt Nam chiến thắng về môn bóng đá ở giải đấu nào, dù đá ở sân Mỹ Đình hay sân Thường Châu hoặc ở sân nào đó, cơn bão ăn mừng chiến thắng đều nổ ra ở Hà Nội, Tp HCM và các tỉnh thành khác.

Khi đó, với cổ động viên Việt Nam, VN là vô địch. Trong đầu họ, không chỉ vô địch bóng đá (dù chỉ tưởng tượng) mà cái gì cũng vô địch. Cờ đỏ sao vàng đã đành, họ mang cả hình ông Hồ, ông Giáp ra để hù dọa thiên hạ.

Nhân vật của năm 2018: Phùng Xuân Nhạ

Trương Duy Nhất

Lịch sử, chưa giai thời nào tòi ra một Bộ trưởng tệ hại, phi giáo dục và phản văn hoá thế. Giáo dục, khoan bàn đến “triết lý” hay “chủ thuyết”. Chỉ việc nói ngọng thôi, đến chữ “nồn” đánh vần không xong, đã là phản giáo dục lắm rồi. Chất lượng giáo dục là chất lượng con người. Chất lượng con người là chất lượng chế độ. Vì thế, nhìn vào ông Nhạ, không chỉ để thấy chất lượng giáo dục, đó còn là chất lượng con người, chất lượng chính phủ. Chính phủ đương nhiệm, không thiếu những quan chức rất Cờ Lờ Mờ Vờ. Nhưng để lại một hình ảnh phản cảm và xấu xí thế, không ai hơn ông Nhạ. Tôi chọn ông là nhân vật của năm 2018, theo chiều nghĩa này.

CHO PHÉP TRIỂN KHAI DỰ ÁN CỦA SUNGROUP VEN SÔNG HÀN: CHÍNH QUYỀN ĐÀ NẴNG LÀM TRÁI LUẬT (p.1)

Những ngày này, trong khi dư luận hướng sự chú ý đến dự án Công viên Đại dương sát chân núi Sơn Trà thì một dự án khác, ven sông Hàn, cũng do SunGroup làm chủ đầu tư, đang được cấp tập triển khai.

TIN VUI CHO SƠN TRÀ

Mới cách đây vài giờ đồng hồ, chính quyền thành phố đã rút lại đề xuất thu hồi đất và biển Sơn Trà cho dự án Công viên Đại dương.

Nghĩa là tạm thời SunGroup sẽ chưa thể triển khai xây dựng được, ít nhất là cho đến đầu năm sau; và Sơn Trà tạm yên ổn đến lúc đó.

Ảnh của Tre

Nhân vụ ông Trần Bắc Hà, bèn phân tích quan điểm về chuộc tội của giới thần thánh Việt Nam

Mấy hôm nay khi ông Trần Bắc Hà bị bắt, ngoài việc thi nhau kể những giai thoại về sự ngạo mạn, hung hãn, lố bịch của ông khi còn đắc thế, dân mạng Việt Nam còn chuyền tay nhau một bức ảnh do facebooker Trương Huy San (Huy Đức) đăng lên. Ông Huy Đức viết: “Trong bức ảnh này (Bogaya, Ấn Độ), khi xếp bằng dưới gốc bồ đề nơi được cho là Phật tổ từng ngồi, Bắc Hà là người duy nhất có dáng điệu rúm ró khác thường. Đây là giai đoạn mà ở quốc gia này, Bắc Hà chỉ ‘dưới Ba Dũng;’ và hách dịch với phần còn lại, vậy nhưng khi đối diện với thần linh nhìn ông ta vô cùng sợ hãi.”.

Ảnh của songchi

Thầy cô sử dụng những biện pháp phản giáo dục với học trò-đâu là gốc rễ của vấn đề?

Song Chi.

Những câu chuyện về sự bạo hành hay cách ứng xử phản giáo dục của các thầy cô giáo, bảo mẫu, dành cho các em học sinh của mình, kể cả lứa tuổi mầm non bé bỏng, đã không còn là chuyện mới mẻ gì nữa trong xã hội VN những năm gần đây. Nhưng càng ngày, dường như mức độ phản giáo dục, thiếu hiểu biết về luật pháp, thiếu vắng tính nhân bản trong chính những con người được mệnh danh là nhà giáo càng gia tăng!

CHÚNG TA CÒN BỊ KHINH RẺ ĐẾN BAO GIỜ?

Trong khi dự án Công viên Đại dương dưới chân núi Sơn Trà đang bị cộng đồng phản đối quyết liệt, một dự án khác, ở khúc đẹp nhất của sông Hàn cũng đang được tiến hành âm thầm và cấp tập, nhằm né tránh búa rìu dư luận. [1]

Ảnh của NguyenTrangNhung

Lý Quang Diệu và chính sách song ngữ

Trở thành một quốc gia độc lập vào tháng 8 năm 1965, Singapore khi ấy đối mặt với nhiều vấn đề chính sách, trong đó có vấn đề ngôn ngữ. Trên vùng đất nhỏ bé này, người Malay, người Hoa, người Ấn và một số sắc tộc khác cùng sinh sống và có tiếng nói riêng. Dưới thời thuộc địa, các sắc tộc được tự do sử dụng ngôn ngữ theo lựa chọn của họ, mà theo lẽ thường là sắc tộc nào sử dụng tiếng mẹ đẻ của sắc tộc ấy (chủ yếu là tiếng Malay của người Malay, tiếng Hoa của người Hoa và tiếng Tamil của người Ấn).

Ảnh của canhco

Tát. Tát nữa. Tát mãi

Cứ tưởng sau vụ 231 cái tát thì Bộ Giáo dục ít ra cũng ban bố tình trạng...khẩn cấp cho toàn ngành, nào ngờ toàn ngành tiếp tục ... tát tai học sinh như không hề nghe thấy những căm phẫn của người dân chung quanh mình.

Trang

Subscribe to rfavietnam RSS